Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 20: Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim

Giáo án Bài 20: Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim sách Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 20: Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 20. TÁCH KIM LOẠI VÀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP KIM

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hóa học của chúng.

  • Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng như:

+ Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide bởi carbon oxide;

+ Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng điện phân;

+ Tách kẽm ra khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon (than).

  • Nêu được khái niệm hợp kim.

  • Giải thích vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.

  • Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại.

  • Trình bày được các giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất gang; quá trình sản xuất thép.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 

  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

  • Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 

  • Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hóa học của chúng.

  • Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng như:

+ Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide bởi carbon oxide;

+ Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng điện phân;

+ Tách kẽm ra khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon (than).

  • Nêu được khái niệm hợp kim.

  • Giải thích vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.

  • Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại.

  • Trình bày được các giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất gang; quá trình sản xuất thép.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các hình ảnh, video về các loại quặng, cách khai thác và tách kim loại. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách tách các kim loại trong hình.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau:

Cuộn Giấy Bạc Gói Thức Ăn Tiện Dụng, Bọc Thực Phẩm, Nướng Thịt Với Chất  Liệu Nhôm Lá Mỏng Với Đặc Tính Giữ Nhiệt

Xoong nồi mới mua về nên làm gì để nồi luôn bền, đẹp

Tổng Hợp 40 Mẫu Cửa Sổ Nhôm Kính Đẹp Sử Được Dụng Phổ Biến

Giấy bọc thực phẩm 

Xoong, nồi

Khung cửa sổ

- GV nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết các vật dụng trên được làm từ kim loại nào.

- GV nêu vấn đề trong hoạt động mở đầu: Theo em, kim loại đó có thể được tách từ nguồn nguyên liệu nào và sản xuất bằng cách nào?

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh quặng bauxite:

Phần lớn đồ gia dụng, nhà cửa, thiết bị, máy móc, phương tiện giao thông  (máy bay, xe cộ, …)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

+ Các vật dụng trên được làm từ nhôm.

+ Nhôm có thể được tách từ quặng bauxite bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chưa chốt đúng sai, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu thêm về dạng tồn tại, phương pháp tách một số kim loại,… chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay Bài 20 – Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phương pháp tách kim loại

a. Mục tiêu: HS nêu được phương pháp tách một số kim loại ra khỏi hợp chất của chúng.

b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 95 và thực hiện yêu cầu ở mục câu hỏi và bài tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bước cơ bản trong quy trình tách kim loại từ quặng.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề: Có thể dùng một phương pháp để tách các kim loại khác nhau ra khỏi hợp chất của chúng không?

- GV cung cấp thông tin cho HS về nguyên tắc tách kim loại: Tách các hợp chất chứa kim loại cần điều chế thành nguyên tử chứa kim loại độc lập. 

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học trong Bài 19: Dãy hoạt động hóa học (SGK trang 92), thông tin trong SGK, thảo luận nhóm đôi, cho biết: Dựa vào yếu tố nào để chọn được phương pháp tách phù hợp với kim loại?

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Em có nhận xét gì về mức độ hoạt động hóa học của Fe, Zn, Al?

- GV giải thích cho HS: Trong các phản ứng tách Fe, Zn, Al, ta thấy mức độ tăng dần từ chất khử CO sang C (đối với Fe và Zn); với Al phải dùng dòng điện một chiều để điện phân nóng chảy. Điều này xảy ra do mức độ hoạt động hóa học mạnh dần từ Fe, Zn, Al.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi mục Câu hỏi và bài tập (SGK trang 95): Nêu các bước cơ bản trong quy trình tách kim loại từ quặng.

- GV tổ chức cho HS quan sát chu trình tách Na bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối NaCl:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV: 

+ Các kim loại có mức độ hoạt động hóa học khác nhau nên có những phương pháp tách khác nhau.

+ Dựa vào mức độ hoạt động hóa học của kim loại.

+ Mức độ hoạt động hóa học mạnh dần từ Fe, Zn, Al.

* Trả lời câu hỏi Câu hỏi và bài tập:

+ Bước 1: Làm giàu quặng (loại bỏ tạp chất), thu được hợp chất chứa kim loại.

+ Bước 2: Bằng phương pháp hóa học, tách kim loại khỏi hợp chất.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về phương pháp tách kim loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Phương pháp tách kim loại

- Trong tự nhiên, kim loại chủ yếu tồn tại ở trong quặng dưới dạng hợp chất (oxide, muối,…).

- Ví dụ:

Quặng Bauxite 47 - 49 %Al2O3 :: Sản phẩm :: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Quặng bauxite (thành phần chủ yếu: aluminium oxide).

Quặng Hematit là gì? Ứng dụng của quặng hematit – Thế Giới Máy Nghiền

Quặng hematite (thành phần chủ yếu: iron (III) oxide).

Sphalerit – Wikipedia tiếng Việt

Quặng sphalerite (thành phần chủ yếu: zinc sulfide).

- Các bước tách kim loại từ quặng:

+ Bước 1: Làm giàu quặng (loại bỏ tạp chất), thu được hợp chất chứa kim loại.

+ Bước 2: Bằng phương pháp hóa học, tách kim loại khỏi hợp chất.

- Một số phương pháp hóa học được sử dụng:

+ Điện phân nóng chảy: tách kim loại hoạt động hóa học mạnh (Na, Ca, Mg, Al,…).

+ Nhiệt luyện: tách kim loại hoạt động hóa học trung bình (Fe, Zn,…) bằng cách dùng C, CO, H2, Al,… tác dụng với oxide kim loại ở nhiệt độ cao.

+ Thủy luyện: tách kim loại hoạt động hóa học yếu (Ag, Au,…).

 

Hoạt động 2. Quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng 

a. Mục tiêu: HS nêu được: 

- Hóa chất cần sử dụng và cách tách một số kim loại ra khỏi quặng; 

- Điểm giống và khác nhau trong quá trình tách kẽm và sắt;

- Giải thích lí do tại sao natri không thể tách bằng phương pháp nhiệt luyện.

b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 96 và trả lời câu hỏi mục Hoạt động và mục Câu hỏi và bài tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các hóa chất và cách tách một số kim loại ra khỏi quặng; điểm giống và khác nhau trong quá trình tách kẽm và sắt; lí do natri không thể tách bằng phương pháp nhiệt luyện.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bằng phản ứng điện phân

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, cho biết: Nhôm được điều chế từ quặng nào? 

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: Hãy cho biết phương pháp điều chế nhôm trong công nghiệp.

- GV tổ chức cho HS xem  video (1:53-2:20) khái quát quá trình sản xuất nhôm từ quặng bauxite sử dụng công nghệ hiện đại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nhớ lại kiến thức đã học, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời.

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Quặng bauxite.

+ Điện phân nóng chảy.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về quá trình tách nhôm từ quặng bauxite.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng

1. Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bằng phản ứng điện phân

- Nguyên liệu: quặng bauxite.

- Phương pháp: điện phân nóng chảy.

- Phản ứng: 

2Al2O3  4Al + 3O2

- Sơ đồ:

 

Nhiệm vụ 2: Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide 

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: Hãy viết phương trình mô tả quá trình tách sắt ra khỏi iron (III) oxide.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời.

* Trả lời câu hỏi của GV:

Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về quá trình tách sắt từ iron (III) oxide.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide

- Hóa chất: CO2.

- Phản ứng: 

Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2

- Sơ đồ:

 

Nhiệm vụ 3: Tách kẽm ra khỏi zinc sulfide

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: Hãy viết phương trình mô tả quá trình tách kẽm ra khỏi zinc sulfide.

- GV tổ chức cho HS xem  video (1:29-2:44) khái quát quá trình sản xuất zinc oxide từ quặng chứa zinc sulfide.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi mục Hoạt động (SGK trang 96).

- GV khái quát kiến thức của HS bằng cách yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục Câu hỏi và bài tập (SGK trang 97).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nhớ lại kiến thức đã học, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời.

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Chuyển ZnS thành ZnO:

2ZnS + 3O2  2ZnO + 2SO2

+ Tách kẽm ra khỏi oxide:

ZnO + C  Zn + CO

* Trả lời câu hỏi mục Hoạt động:

1. Giống nhau: Đều dùng phương pháp nhiệt luyện.

Khác nhau: Tách Fe dùng chất khử là CO vì Fe là kim loại hoạt động hóa học trung bình; tách Zn với chất khử là C vì Zn hoạt động hóa học mạnh hơn Fe.

2. Không tách natri bằng phương pháp nhiệt luyện vì natri là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.

* Trả lời câu hỏi mục Câu hỏi và bài tập:

1. Dùng phương pháp điện phân nóng chảy.

2. Dùng phương pháp nhiệt luyện.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về quá trình tách kẽm từ quặng có zinc sulfide.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

3. Tách kẽm ra khỏi zinc sulfide

Các bước tiến hành:

- Bước 1: Chuyển ZnS thành ZnO:

2ZnS + 3O2  2ZnO + 2SO2

- Bước 2: Tách kẽm ra khỏi oxide:

ZnO + C  Zn + CO

 

 

  ----------------Còn tiếp -----------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 KẾT NỐI TRI THỨC - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 8: ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 9: LIPID. CARBOHYDRATE. PROTEIN.POLYMER

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 KẾT NỐI TRI THỨC - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 8: ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 9: LIPID. CARBOHYDRATE. PROTEIN.POLYMER

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

Chat hỗ trợ
Chat ngay