Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều

Giáo án vật lí 10 học kì 2 bộ sách cánh diều. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 vật lí 10 cánh diều. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2. ĐỘNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG VA CHẠM (3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:
  • Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án, xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.
  • Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản.
  • Thảo luận để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động chuẩn bị bài trước ở nhà. Tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua các câu hỏi cá nhân và thảo luận nhóm. Tìm tòi kiến thức thông qua SGk và các tài liệu khác.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

- Năng lực môn vật lí:

  • Năng lực nhận thức vật lí:

+ Biết được trong các va chạm, động lượng và tổng năng lượng được bảo toàn.

+ Biết được trong va chạm đàn hồi, tổng động năng của các vật không thay đổi.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm hiểu, giải thích được một số hiện tượng va chạm trong thực tiễn.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:

+ Thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án. Đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm.

+ Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.. 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh ảnh/ video về động cơ hơi nước.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • Sách giáo khoa
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi gợi sự hứng thú của HS, đồng thời định hướng HS khám phá sự thay đổi động lượng, động năng của các vật trong hiện tượng va chạm.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu hoạt động mở đầu bài học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu câu hỏi mở đầu bài học cho HS xem, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời: Va chạm giữa các vật là hiện tượng thường gặp. Lực gây ra do va chạm có thể rất nhỏ như khi các phân tử không khí va chạm lên da chúng ta, nhưng có thể rất lớn như khi các thiên thạch va chạm với nhau ngoài vũ trụ. Ta đã biết rằng động lượng và năng lượng của hệ kín luôn được bảo toàn, tuy nhiên động lượng và năng lượng của từng vật trong va chạm thì có thể thay đổi. Vậy khi các vật va chạm với nhau, động lượng và năng lượng của chúng thay đổi như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho các yêu cầu mà GV đưa ra.  

TL:

Khi các vật va chạm với nhau, động lượng và năng lượng của chúng thay đổi như sau:

Từ định luật bảo toàn động lượng, ta suy ra khi các vật va chạm với nhau, động lượng của các vật đều thay đổi, động lượng của vật này giảm bao nhiêu thì động lượng của vật kia tăng bấy nhiêu.

- Khi các vật va chạm với nhau, động năng của các vật đều thay đổi. Động năng của vật này giảm bao nhiêu thì động năng của vật kia tăng bấy nhiêu. Tổng động năng của hai xe được bảo toàn. 

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đưa ra nhận xét câu trả lời của HS rồi dẫn dắt vào nội dung bài học: Ở các bài trước chúng ta đã tìm hiểu về động lượng và năng lượng. Đến bài này, ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn nội dung này trong phạm vi có va chạm. Bài 2. Động lượng và năng lượng trong va chạm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Khảo sát thực nghiệm.

  1. Mục tiêu: Đánh giá động lượng và năng lượng của vật va chạm bằng dụng cụ thực hành.
  2. Nội dung: GV giảng giải, phân tích kiến thức; sử dụng phương pháp đàm thoại, dạy học thí nghiệm, dạy học hợp tác định hướng HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra.
  3. Sản phẩm học tập: Rút ra được kết luận về sự thay đổi động lượng và năng lượng của vật trong va chạm mềm và va chạm đàn hồi.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tham khảo thí nghiệm hình 2.1 SGK, rồi thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1 phần này: Thảo luận, xây dựng phương án thực hành để xác định động lượng, năng lượng của hai xe trước và sau va chạm. Vì sao lại chọn cho các xe đo chuyển động trên giá đỡ nằm ngang?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, có thể dùng phương án gợi ý trong SGK hoặc phương án mà HS đề xuất, phát dụng cụ thực hành cho mỗi nhóm rồi tổ chức cho các nhóm tiến hành làm thí nghiệm rồi cho HS hoàn thành bảng 2.1 hoặc tham khảo số liệu được cho trong bảng ở SGK.

(GV gợi ý: đo khối lượng của xe và chọn chiều dương cho hệ vật chuyển động).

Nếu HS tham khảo số liệu bảng ở SGK thì GV cung cấp thêm dữ liệu: Khối lượng của 2 xe bằng nhau và bằng 0,245kg. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 1 trước va chạm.)

 - Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời :

+ (Câu hỏi 2 SGK phần này) Từ kết quả thí nghiệm của mình, bạn hãy tính động lượng của các xe trước và sau va chạm. So sánh độ thay đổi động lượng của xe 1 và xe 2.

+ Cho biết sự liên hệ về độ tăng giảm động lượng của 2 xe.

+ (Câu hỏi 3, SGK) Từ kết quả thí nghiệm ở bảng 2.1, vận tốc của xe 1 là +0,444 m/s. Điền dấu đại số của vận tốc, động lượng từng xe vào bảng 2.2.

+ Xác định độ biến thiên động năng của 2 xe trước và sau va chạm. So sánh độ thay đổi động năng của xe 1 và xe 2 và cho biết sự liên hệ về độ tăng giảm động năng của 2 xe.

- GV đưa ra kết luận: Va chạm của hệ vật mà có tổng động năng được bảo toàn được gọi là va chạm hoàn toàn đàn hồi.

*Câu hỏi đặt ra: Vậy có phải trong tất cả mọi trường hợp, tổng động năng của hệ luôn được bảo toàn? Ta sẽ đi xét trường hợp sau va chạm 2 xe dính vào nhau.

- GV cho HS xem video từ giây 3:35- hết. https://www.youtube.com/watch?v=Xe2r6wey26E

Rồi đặt ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về đặc điểm của 2 xe sau va chạm?

- GV cho HS theo dõi phần trình bày trường hợp này trong SGK, rồi yêu cầu HS tính động lượng của hệ 2 xe trước và sau va chạm theo dữ liệu đã cho ở SGK.

- GV đưa ra kết luận: Trong trường hợp này (sau va chạm 2 xe dính nhau), tổng động năng sau va chạm giảm so với trước va chạm. Va chạm giữa các vật như vậy (sau va chạm 2 xe dính nhau) được gọi là va chạm hoàn toàn mềm.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 5, SGK: Trong va chạm hoàn toàn mềm, hãy thảo luận và cho biết phần động năng bị giảm đã chuyển thành dạng năng lượng nào?

- GV đưa ra lưu ý về va chạm hoàn toàn mềm.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý nghe giảng, quan sát video/ hình ảnh, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời.

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

 

 

I. Đánh giá động lượng và năng lượng của vật va chạm bằng dụng cụ thực hành.

Trả lời:

- Xây dựng phương án thực hành: 

Để xác định động lượng và năng lượng của xe trước và sau va chạm cần xác định khối lượng, vận tốc, độ cao (dùng để tính thế năng) của các xe.

+ Dụng cụ: băng đệm khí; đồng hồ đo thời gian hiện số (chọn đồng hồ có thể hiện thị được thời gian trước và sau); hai cổng quang điện; bơm nén khí; hai xe trượt (có khối lượng bằng nhau); hai tấm cản quang; chốt ghim và các dây nối.

+ Bố trí thí nghiệm:

Bước 1: Điều chỉnh cho băng đệm khí nằm ngang, lắp ống dẫn khí từ bơm nén khí vào băng đệm khí. Cấp điện cho bơm nén khí và điều chỉnh tốc độ của bơm cho thích hợp.

Bước 2: Lắp tấm cản quang vào các chốt cắm thích hợp trên mỗi xe, đặt hai xe lên băng đệm khí.

Bước 3: Lắp hai cổng quang điện vào hai giá đỡ đặt cách nhau một khoảng. Đặt 2 xe trượt ở bên ngoài 2 khoảng hai cổng quang điện, gắn với các chốt ghim được nối với các xe. Nối dây từ hai cổng quang điện vào đồng hồ đo thời gian hiện số. Cấp điện cho đồng hồ đo thời gian hiện số.

+ Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ hiện về số 0, chỉnh 2 xe về các chốt ghim.

Bước 2: Mở chốt ghim đồng thời gắn ở 2 xe (chốt ghim này giống như một công tắc có tác dụng đẩy 2 xe chuyển động tiến lên phía trước). Khi 2 xe đi qua 2 cổng quang điện, đồng hồ bắt đầu đo thời gian 2 xe đi qua để xác định thời gian (gián tiếp tính được vận tốc trước va chạm của mỗi xe). Sau khi va chạm 2 xe bật ngược trở lại, tiếp tục đi qua cổng quang điện, đồng hồ lại đo thời gian (gián tiếp tính được vận tốc sau va chạm)

+ Cách xử lí kết quả: Sau khi đo được thời gian mỗi xe đi qua cổng quang điện trước và sau va chạm thì tính được vận tốc trước và sau va chạm. Dùng cân để cân khối lượng mỗi xe (bước này tiến hành trước khi thực hiện thí nghiệm). Sau đó sử dụng các công thức đã học để tính động lượng trước và sau va chạm của mỗi xe. Vì thực hiện va chạm trên băng đệm khí nằm ngang nên động năng của mỗi xe cũng chính là năng lượng của mỗi xe.

- Chọn cho các xe đo chuyển động trên giá đỡ nằm ngang là để loại bỏ tác dụng của trọng lực (đã cân bằng với phản lực của giá đỡ).

Trả lời:

Hoàn thành bảng 2.1:

(Động lượng: =m.

Động năng: )

CH2 SGK:

Từ bảng 2.1, ta suy ra:

+ Độ thay đổi động lượng của xe 1

+ Độ thay đổi động lượng của xe 2

Nhận xét: Độ thay đổi động lượng của 2 xe gần bằng nhau.

Trả lời: Từ câu trên, ta thấy độ thay đổi động lượng của 2 xe gần bằng nhau nghĩa là xe 1 có động lượng giảm bao nhiêu thì xe 2 có động lượng tăng bấy nhiêu. Tổng động lượng của hệ 2 xe được bảo toàn.

CH3: Điền dấu đại số vào bảng.

- Độ biến thiên động năng trước và sau va chạm của 2 xe:

+  Xe1:

(Dấu – thể hiện động năng giảm)

+ Xe2:

(động năng tăng).

Nhận xét:

- Tương tự như động lượng, động năng của 2 xe đều thay đổi. Động năng của xe này giảm bao nhiêu thì động năng của xe kia sẽ giảm bấy nhiêu nên tổng động năng của 2 xe được bảo toàn.

+ Thế năng của 2 xe không thay đổi nên cơ năng của hệ cũng được bảo toàn.

- Qua video ta thấy: Trước khi va chạm, xe A di chuyển với vận tốc là 10m/s, xe B đứng yên. Sau va chạm, xe A và B dính vào nhau và cùng di chuyển về một hướng với vận tốc là 5m/s.

- Tính động lượng của hệ 2 xe trước và sau va chạm theo dữ liệu đã cho ở SGK:

+ Trước va chạm:

p = =0,245.0,542+0,245.0

= 0,13279 (J)

+ Sau va chạm:

p’ = 0,245.2.0,269=0,13181 (J)

=> Động lượng trước và sau va chạm gần bằng nhau.

Trả lời

CH5, SGK:

 Trong va chạm hoàn toàn mềm, phần giảm động năng đã chuyển thành dạng năng lượng khác như nhiệt năng, năng lượng do biến dạng, năng lượng âm thanh…

Lưu ý:

- Trong va chạm hoàn toàn mềm, cơ năng của hệ không bảo toàn, động lượng của hệ được bảo toàn.

Hoạt động 2. Nghiên cứu va chạm trong thực tế.

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được lợi ích của đai an toàn và túi khí trong ô tô.

- Phân tích được hành động rụt tay khi bắt một quả bóng được ném mạnh tới.

  1. Nội dung: GV giảng và phân tích ví dụ, cho HS cùng thảo luận, trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập:

- HS đáp ứng được những yêu cầu của GV.

  1. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thực hành thí nghiệm: Thả trứng chim cút rơi xuống đĩa cứng và xuống gối đỡ. Yêu cầu HS quan sát và cho biết kết quả.

- GV phân tích kết quả:

+ Khi trứng chạm vào đĩa cứng, nó sẽ dừng lại trong một khoảng thời gian rất ngắn. Lực tác dụng của đĩa cứng lên quả trứng là lớn.

+ Khi quả trứng chạm vào gối đỡ, nó sẽ thay đổi động lượng tương tự, nhưng trong một khoảng thời gian dài hơn nhiều. Trong trường hợp này, lực cần thiết để giảm tốc độ của quả trứng đến khi dừng lại nhỏ hơn nhiều.

Bằng cách tác dụng một lực nhỏ lên quả trứng trong một khoảng thời gian dài hơn, gối sẽ gây ra sự thay đổi của động lượng giống như đĩa cứng, tác dụng một lực lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Vì lực ở tình huống thứ 2 nhỏ hơn nên quả trứng có thể chịu được mà không bị vỡ.

- GV đặt câu hỏi: Những chiếc ô tô hiện đại được thiết kế như thế nào để giảm nguy cơ bị thương cho người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm?

- GV cho HS tìm hiểu để biết cách thức hoạt động của túi khí và đai an toàn của ô tô. (SGK đã trình bày chi tiết). Sau đó yêu cầu HS trả lời câu 2, luyện tập, SGK: Hãy dựa vào hiểu biết của em về động lượng và lực trong hiện tượng va chạm để giải thích tác dụng của túi khí ô tô giúp giảm chấn thương của người ngồi trong xe ô tô khi xảy ra va chạm.

- GV yêu cầu HS:

+ Giải thích hành động rụt tay khi bắt một quả bóng được ném mạnh tới.

+ Trả lời câu hỏi 6 SGK: Tại sao nếu người lớn bế em bé ngồi ở ghế trước xe ô tô, khi xảy ra va chạm, em bé có thể bị những chấn thương nghiêm trọng mặc dù người lớn đã cài dây đai an toàn và túi khí hoạt động bình thường?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK để thảo luận với bạn, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi mà GV yêu cầu.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

II. Một số hiện tượng va chạm trong thực tiễn

Trả lời:

- Khi thả trứng chim cút rơi xuống đĩa cứng, quả trứng bị vỡ.

- Khi thả trứng chim cút rơi xuống gối đỡ, quả trứng không bị vỡ mà giữ nguyên hình dạng.

- Để giảm nguy cơ bị thương cho người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, một số bộ phận ở ô tô hiện đại được thiết kế để hấp thụ năng lượng khi xảy ra va chạm, kéo dài thời gian va chạm, giảm lực tác dụng lên người ngồi trong xe.

+ Nếu ô tô đâm vào một rào cản hoặc một chiếc xe khác, nó có thể giảm tốc độ hoặc thậm chí là dừng lại. Ô tô hiện đại được thiết kế phần đầu xe biến dạng, kéo dài thời gian tác động, do đó giảm lực cần thiết để dừng ô tô.

+ Sản xuất xe ô tô bằng vật liệu mềm, có thể nén đông thời có khung cứng để bảo vệ người ngồi trong xe.

+ Thiết kế túi khí và đai an toàn. 

LT2:

Túi khí trong ô tô có tác dụng làm tăng thời gian va chạm, giảm vận tốc. Dẫn đến làm giảm đáng kể độ lớn của lực tác dụng lên người ngồi trong xe. Từ đó làm giảm thiểu khả năng chấn thương. Đồng thời túi khí hấp thụ động năng của người, chuyển thành dạng năng lượng khác.

Trả lời:

Khi rụt tay lại, thời gian va chạm giữa bóng và tay người được kéo dài thêm. Nhờ vậy, làm giảm lực mà tay người tác dụng vào bóng. Cách này đỡ đau tay hơn và giúp người bắt bóng không bị tuột tay.

CH6:

Khi được kích hoạt, túi khí sẽ bung ra với vận tốc lên tới 300 km/h. Cơ thể người trưởng thành có thể chịu được lực tác động này nhưng cơ thể trẻ nhỏ có phần lưng và cổ rất yếu nên dễ bị tổn thương. Về cấu trúc sinh học, trẻ nhỏ cũng có tỉ lệ đầu lớn so với cơ thể nên khó giữ thăng bằng hơn người trưởng thành. Chính vì vậy, trẻ nhỏ dễ bị sai tư thế vào thời điểm túi khí bung ra, tạo nên các chấn thương nghiêm trọng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học
  3. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi luyện tập trong SGK.
  5. Tổ chức thực hiện :

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu câu hỏi:

Luyện tập 1: Giải thích tại sao khi bắt bóng thì thủ môn phải co tay, cuộn người lại
Luyện tập 2: Hãy dựa vào các hiểu biết về động lượng và lực trong hiện tượng va chạm để giải thích tác dụng của túi khí ô tô giúp giảm chấn thương của người trong xe ô tô xảy ra va chạm mềm

Luyện tập 3: Tại sao khi thả quả bóng xuống mặt sàn, khi nảy lên, bóng không thể lên tới độ cao ban đầu ? 

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giao

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả lời:

LT1: Thủ môn co tay cuộn người để tăng thời gian giữ bóng trong tay trong khi làm giảm tốc độ bóng. Hành động này làm cho lực tác dụng của bóng vào tay có giá trị nhỏ, giúp giữ được bóng.

Lí do khác nữa là: đảm bảo an toàn, cảnh báo bằng hoạt động cơ thể của thủ môn, tránh va chạm với cầu thủ khác.

LT2: Ô tô có túi khí giúp bảo vệ người ngồi trong xe. Khi xe có gia tốc rất lớn và đột ngột, nhờ các cảm biến va chạm, các túi khí sẽ bị bung ra. Một hóa chất phản ứng bên trong túi nhanh chóng làm đầy túi bằng chất khí được giải phóng. Bề mặt phía trước của túi khí tăng tốc về phía người ngồi trong xe với tốc độ lớn. Nhưng động lượng của người trong xe bị giảm từ từ do người đó nén túi khí. Ngoài ra, do túi khí có diện tích lớn nên lực không tập trung mà tản ra. Điều này làm giảm áp lực cho cơ thể, giảm khả năng bị thương. Các túi khí an toàn hơn sẽ bung ra ít hơn, giảm lực tác động lên hành khách.

LT3. Va chạm không hoàn toàn đàn hồi, một phần động năng bị chuyển thành năng lượng âm thanh (tiếng bóng va chạm), một phần chuyển thành nhiệt làm nóng bóng và mặt sàn.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đối chiếu đáp án, nhận xét, đánh giá.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành bài tập vận dụng trong SGK.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải thích được kết quả thực hành là quả bóng nhỏ có thể đạt được độ cao khá lớn so với độ cao khi thả hai quả bóng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm thả rơi các quả bóng được xếp chồng lên nhau.

Gợi ý: Bạn cần sử dụng một quả bóng nhỏ như quả bóng tennis đặt bên trên một quả bóng chuyền hơi và thả rơi hệ hai quả bóng từ một độ cao nhỏ, sau khi quả bóng chuyền va chạm với mặt đất, hãy quan sát và ghi nhận chiều cao đạt được của các quả bóng. Chú ý chỉ tiến hành tại nơi rộng rãi.

Câu hỏi đặt ra: Dựa vào định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng, thảo luận để giải thích kết quả tại sao quả bóng nhỏ có thể đạt được độ cao khá lớn so với độ cao khi thả hai quả bóng.

-  GV chiếu video  https://www.youtube.com/watch?v=2UHS883_P60  để HS tham khảo cách thực hành.

*Câu hỏi mở rộng đối với một số học sinh giỏi: Nghiên cứu và trình vày  về va chạm đàn hồi và va chạm không đàn hồi và liên hệ với các ví dụ cụ thể.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham khảo video và tiến hành thực hiện thí nghiệm; quan sát, ghi nhận và giải thích hiện tượng thu được.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời:

TL:

Khi thả hệ hai quả bóng chuyền hơi và quả bóng tennis, ta thấy quả bóng nhỏ có thể đạt được độ cao khá lớn so với độ cao khi thả hai quả bóng riêng lẻ. Nguyên nhân là do khi quả bóng chuyền hơi chạm đất nảy lên thì đồng thời quả bóng tennis cũng va chạm với quả bóng chuyền và nảy lên. Điều này, làm tăng động năng cho quả bóng tennis (tức là quả bóng được cung cấp thêm năng lượng) và làm giảm động năng của quả bóng chuyền hơi, dẫn đến quả bóng tennis có thể đạt được độ cao khá lớn.

*Câu hỏi mở rộng:

Va chạm đàn hồi: là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm. Sau va chạm, vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

Ví dụ:

+ Trong môn tenis, khi cây vợt đập vào quả bóng, chỗ tiếp xúc giữa quả bóng và mặt cây vợt đều bị biến dạng, nhưng ngay sau đó, quả bóng và vợt sẽ tách nhau ra và di chuyển về 2 phía, và bề mặt của chúng trở về hình dạng ban đầu.

+ Đệm hơi cứu hộ: Khi người thoát hiểm tiếp xúc với phao cứu hộ, phao sẽ lún xuống và thời gian tương tác sẽ tăng đáng kể. Vì vậy lực do phao hơi tác dụng lên người thoát hiểm được giảm xuống đến ngưỡng an toàn.

- Va chạm không đàn hồi : xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.

Ví dụ:

+ Bắn viên đạn vào khối gỗ: Sau khi va chạm, viên đạn và khối gỗ bị biến dạng dính vào nhau và chuyển động cùng nhau.

+ Trò chơi xích đu: Sau khi người ngồi lên xích đu thì người và xích đu dính vào nhau và chuyển động cùng nhau.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học.

*Hướng dẫn về nhà:

  • Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học.
  • Chuẩn bị bài tập chủ đề 4.
Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 10 cánh diều

Từ khóa: Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều, Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều đầy đủ, Giáo án kì 2 vật lí 10 cánh diều bản word

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Tin học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Quốc phòng an ninh 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều
 
Soạn giáo án Địa lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Vật lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
 
Soạn giáo án Hoá học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Giáo án điện tử đủ các môn

Giáo án điện tử tin học 10 cánh diều
Giáo án điện tử âm nhạc 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 bản 1 cánh diều
 
Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều
Giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều
Giáo án điện tử vật lí 10 cánh diều
 
Giáo án điện tử hoá học 10 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án điện tử toán 10 cánh diều

Chat hỗ trợ
Chat ngay