Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều

Giáo án ngữ văn 10 học kì 2 bộ sách cánh diều. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 ngữ văn 10 cánh diều. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:……./…../……

Ngày dạy:……./…../…..

VIẾT

TIẾT…: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Viết được bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

       - Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá toàn bộ một tác phẩm truyện; một trích đoạn; một nhân vật; một khía cạnh thuộc về nội dung hoặc nghệ thuật của truyện

  1. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

       - Năng lực ngôn ngữ: biết tạo ra ý, từ ý đúng đến ý hay, ý sáng tạo mới mẻ, độc đáo. Từ ý tưởng biết sử dụng ngôn ngữ như dùng từ đặt câu, các biện pháp tu từ để diễn đạt ý tưởng một cách hình ảnh, khác lạ, hấp dẫn…

       - Năng lực văn học: biết tạo ra sản phẩm mang tính nghệ thuật: bài văn nghị luận văn học

- Năng lực tiếp thu các yêu cầu khi viết bài văn, đoạn văn.

  1. Phẩm chất:

- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
  4. Sản phẩm: HS chia sẻ về những thói quen không tốt của mọi người xung quanh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về các thể loại văn bản đã học: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí (Bài 5)

Câu 1: Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý?

  1. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, đạo lý, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam.
  2. Bố cục bài viết 3 phần, có luận điểm chính xác, sáng tỏ, sinh động.
  3. Lời văn cần trau chuốt, bóng bẩy
  4. Vận dụng một cách linh hoạt các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích để trình bày vấn đề.

Câu 2: Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường đặt ra trực tiếp qua:

  1. Một câu tục ngữ, ca dao.
  2. Một câu danh ngôn.
  3. Câu nói của các nhà hiền triết, các vị lãnh tụ.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 3: Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  1. Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
  2. Suy nghĩ từ truyện Ếch ngồi đáy giếng
  3. Suy nghĩ về câu Có chí thì nên
  4. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó

Câu 4: Ý nào dưới đây nói không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  1. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống của con người
  2. Bài viết có bố cục 3 phần, phần có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động
  3. Văn viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ
  4. Vận dụng linh hoạt thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu… để trình bày vấn đề

Câu 5: Một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có yêu cầu gì về mặt nội dung

  1. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng sai của tư tưởng nào đó.
  2. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách trình bày mặt lợi hại
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 6: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

  1. Khác nhau về nội dung nghị luận
  2. Khác nhau về sự vận dụng thao tác
  3. Khác nhau về cấu trúc bài viết
  4. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt

Câu 7: Trong những đề bài sau đề nào không thuộc bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí?

  1. Bàn về đạo lý Uống nước nhớ nguồn
  2. Bàn về nhân vật chó sói và cừu non trong bài thơ của La Phông ten
  3. Lòng biết ơn thầy cô giáo
  4. Bàn về tranh giành và nhường nhịn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

- GV chuẩn kiến thức, chiếu đáp án đúng:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

D

D

C

A

A

B

C

 

Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào nội dung tiết học: Bài học hôm nay, các em sẽ tìm   hiểu cách viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

  1. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu đối với Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung Định hướng trong SGK (trang 55)

- GV đặt câu hỏi:

+ Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV bổ sung: Tác phẩm truyện thường được cấu tạo từ nhiều phương diện, nhiều yếu tố. Bài viết có thể phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm, nhưng cũng có thể chỉ tập trung làm rõ một yếu tố nội dung hoặc hình thức nào đó của truyện, chẳng hạn:

- Phân tích, đánh giá nhân vật Quận Huy trong đoạn trích Kiêu bỉnh nối loạn (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái).

- Phân tích, đánh giá các nhân vật Trương Phi và Quan Công qua đoạn trích Hồi trổng Cố Thành (Tam quốc diên nghĩa - La Quán Trung).

- Phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác giả Sương Nguyệt Minh trong truyện Người ở bến sông Châu.

 

1. Yêu cầu đối với viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

 

- Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.

+ Phân tích là chia tách, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị của từng phương diện cụ thể về nội dung và hình thức của tác phẩm truyện.

+ Đánh giá là nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, bình luận của người viết về vấn đề đã được phân tích.

 

 

Hoạt động 2: Đọc nọi quy tham khảo

  1. Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS phân tích được bài văn tham khảo.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, hướng dẫn HS đọc bài văn tham khảo trang 56/SGK và trả lời câu hỏi:

+ Tác giả nêu nhận xét về vấn đề gì trong đoạn mở đầu?

+ Tác giả phân tích, làm rõ nhận xét nêu ở đoạn mở đầu bằng cách nào?

+ Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ chưa?

+ Nhận biết một số câu văn thể hiện rõ nhận xét của người viết.

 

- GV đặt câu hỏi: Theo em, để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện cần chú ý điều gì?

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV rút ra kết luận, củng cố kiến thức cho HS.

2. Bài viết tham khảo

 

a. Trả lời các câu hỏi

+ Trong phần mở đầu tác giả đã nêu nhận xét về văn bản Hồi trống Cổ Thành mặc dù chỉ là một đoạn trích ngắn song vẫn có thể xem là một câu chuyện trong tác phẩm tự sự vì có đầy đủ các phần.

+ Tác giả đã làm rõ nhận xét ở phần đầu bằng cách đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho nhận xét trên.

+ Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ qua các dẫn chứng, lĩ lẽ và bình luận của tác giả.

+ Đoạn cuối là những nhận xét của người viết về đoạn trích.

 

b. Các lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện:

+ Xác định rõ yêu cầu nghị luận mà đề văn đã nêu.

+ Đọc lại văn bản truyện được nêu trong đề.

+ Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.

+ Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

 

 

Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước

  1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết bài luận
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu tóm tắt để viết bài.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gọi 1 HS đọc đề bài và các nội dung hướng dẫn để cả lớp có hiểu biết chung.

- GV yêu cầu HS chia 4 nhóm và thảo luận theo nội dung trong SGK.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết. Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, đọc và nắm được các bước cần tiền hành:

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS tìm ý cho bài luận và xây dựng dàn ý. Các nhóm nhận xét sản phẩm để hoàn thiện dàn ý của nhóm.

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS hoàn thiện bài viết và nộp bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

 

3. Thực hành viết bài

Đề 1: Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh.

 

 

 

* Chuẩn bị

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung đọc hiểu văn bản Người ở bến sông Châu. Chú ý những chi tiết bộc lộ phẩm chất nhân vật dì Mây: từ ngữ, hình ảnh, nhân vật (ngoại hình, lời nói, hành động,...), sự kiện, lời nhận xét từ người kể chuyện và các nhân vật khác trong truyện,...

- Đọc kĩ đề bài và chú ý các vấn đề đã nêu trong mục Định hướng ở trên để vận dụng vào bài viết.

 

* Tìm ý và lập dàn ý:

     + Đặt và trả lời các câu hỏi có liên quan đến vấn đề nghị luận

     + Xác định các yếu tố sẽ phân tích, đánh giá của vấn đề nghị luận, xây dựng luận điểm phân tích đánh giá các yếu tố này.

      + Tìm các bằng chứng cụ thể chứng minh cho các luận điểm.

      + Sắp xếp các ý đã tìm theo một bố cục mạch lạc gồm ba phần: MB – TB – KB.

 

* Triển khai bài viết

        + Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để viết bài văn hoàn chỉnh

        + Đảm bảo bố cục  ba phần rõ ràng, mạch lạc; các luận điểm ở thân bài cần làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài; các bằng chứng lấy từ văn bản truyện phải phù hợp; lời văn trong sáng thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với nhân vật được phân tích.

      + Có cách cảm nhận và diễn đạt độc đáo, hình ảnh, có thể so sánh các tác phẩm khác cùng đề tài, chủ đề.

* Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết  

 

Dàn ý tham khảo

1. Mở bài

       -  Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Người ở bến sông Châu

       - Giới thiệu khái quát về nhân vật dì Mây

2. Thân bài

       * Nêu bối cảnh lịch sử - xã hội của truyện Người ở bến sông Châu”: đời sống con người sau hậu chiến

       *  Tóm tắt về cuộc đời dì Mây: Hoàn cảnh gia đình, tình yêu của dì Mây với chú San trước chiến tranh; cuộc sống chiến đấu của dì Mây ở chiến trường, cuộc sống của dì Mây ngày trở về quê hương,..

           - Dì Mây trước chiến tranh có mối tình say đắm với chú San. Sau khi chú San đi nước ngoài, dì tham gia cuộc chiến, là một quân y sĩ Trường Sơn dũng cảm (dẫn chứng: chắn cửa hầm che chở cho thương binh, bản thân bị mảnh đạn phạt một chân)

          - Hòa bình lập lại, cuộc sống của Mây chất chồng những bi thương:

               + Nỗi đau từ việc người yêu đi lấy vợ (do nhầm tưởng Mây đã hy sinh),

               + Nỗi ám ảnh về những đau thương của cuộc chiến mới qua, sự hy sinh của đồng đội… đã khiến Mây sống lặng lẽ, cô đơn trên chính quê hương mình.

       * Phân tích, đánh giá nhân vật dì Mây thông qua các tình huống trớ trêu, đau khổ; những lựa chọn khó khăn và lòng can đảm khi đối mặt với những thứ thách của tác giả.

         - Dì Mây là người yêu nước, người lính dũng cảm kiên cường trong cuộc chiến:

          + Xung phong đi bộ đội giữa tuổi thanh xuân đẹp nhất.

           + Liều mình chắn cửa hầm che chắn cho thương binh.

        - Dì Mây là người con gái vị tha, cao thượng:

          -------------------------------------Còn tiếp ---------------------------------------------

Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 10 cánh diều

Từ khóa: Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều, Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều đầy đủ, Giáo án kì 2 ngữ văn 10 cánh diều bản word

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Tin học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Quốc phòng an ninh 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều
 
Soạn giáo án Địa lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Vật lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
 
Soạn giáo án Hoá học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Giáo án điện tử đủ các môn

Giáo án điện tử tin học 10 cánh diều
Giáo án điện tử âm nhạc 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 bản 1 cánh diều
 
Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều
Giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều
Giáo án điện tử vật lí 10 cánh diều
 
Giáo án điện tử hoá học 10 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án điện tử toán 10 cánh diều

Chat hỗ trợ
Chat ngay