Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều

Giáo án công nghệ 10 trồng trọt học kì 2 bộ sách cánh diều. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 18: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG THU HOẠCH, BẢO QUẢ VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt.
  1. Về năng lực

- Năng lực công nghệ:

  • Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt.
  • Chế biến được một số sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp đơn giản.

- Năng lực chung:

  • Chủ động tự tìm hiểu về ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt.
  • Làm việc theo nhóm: thảo luận để trả lời các câu hỏi, đi tìm hiểu về thực tế ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở địa phương, hợp tác thực hành chế biến sản phẩm trồng trọt theo nhóm.
  • Sáng tạo, giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành chế biến tương cà chua và dưa chuột dầm giấm đóng lọ thủy tinh.
  1. Phẩm chất:
  • Có hứng thú đam mê tìm hiểu về các công nghệ cao ứng dụng trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt.
  • Có ý thức bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt sạch, an toàn và chất lượng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK công nghệ 10 – công nghệ trồng trọt
  • Máy chiếu đa năng, máy tính.
  • Các hình ảnh, video về ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt.
  • Nguyên liệu và dụng cụ thực hành chế biến tương cà chua:

- Nguyên liệu: 1 kg cà chua chín đỏ, 1 củ hành tây, 1 thìa cà phê bột ớt, 1 củ tỏi, 15 g gừng, 20 g bột năng, 1 thìa canh muối trắng, 80 g đường, 30 ml giấm trắng.

- Dụng cụ: máy xay sinh tố, bếp, nồi, rây, thìa, đũa, lọ thuỷ tinh có nắp kín. Số lượng dụng cụ bằng số nhóm thực hành.

  • Nguyên liệu và dụng cụ thực hành chế biến dưa chuột dầm giấm:

- Nguyên liệu:1 kg dưa chuột, 2 củ tỏi, 2 củ hành ta, 1 củ gừng, 2 quả ớt, 50 g thì là, 1 thìa cà phê đường, 3 thìa cà phê muối, 3 thìa canh giấm trắng, nước đun sôi để nguội.

- Dụng cụ: nồi, thìa, đũa, lọ thuỷ tinh có nắp kín, dao, thớt. Số lượng dụng cụ bằng số nhóm thực hành.

  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt.
  • Tìm hiểu tài liệu về ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt.
  • Các nguyên liệu, dụng cụ để thực hành chế biến tương cà chua và dưa chuột dầm giấm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Gợi mở cho HS hiểu về ảnh hưởng của khâu thu hoạch và bảo quản đến chất lượng sản phẩm trồng trọt; tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về công nghệ thu hoạch và xử lí sau thu hoạch sản phẩm trồng trọt.

  1. Nội dung: GV tổ chức theo nhóm, trả lời câu hỏi mở đầu.
  2. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt, làm thế nào để có được sản phẩm đẹp về hình thức, ngon về chất lượng và có thể để được lâu mà không bị hư hỏng? Lấy ví dụ cụ thể.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm.

- GV quan sát và hướng dẫn, gợi ý cho HS.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- HS xung phong trả lời câu hỏi

Gợi ý: Khi thu hoạch cần chú ý:

- Thu đúng độ chín của sản phẩm.

- Thu hoạch đúng kĩ thuật. Khi thu hoạch không gây tổn thương cho sản phẩm.

- Lựa chọn và phân loại sản phẩm sau thu hoạch.

- Bảo quản sản phẩm trong điều kiện tối ưu.

Ví dụ về thu hoạch cà chua (hoặc 1 loại sản phẩm cây trồng quen thuộc với HS): Thu hoạch khi quả chín đỏ hoàn toàn. Chọn quả to, cân đối, chín đỏ đẹp, không bị sâu bệnh hại. Hái và để quả nhẹ nhàng vào thùng chứa chuyên dụng tránh làm tổn thương quả. Vận chuyển cẩn thận tránh làm quả bị bầm dập. Bảo quản quả cà chua ở điều kiện nhiệt độ mát lạnh, độ ẩm cao, thoáng khí.

- GV dẫn dắt vào nội dung của Bài 18: Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt

  1. Mục tiêu: HS nêu được ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, sơ chế, phân loại, bao gói sản phẩm trồng trọt.
  2. Nội dung: GV cho HS tham khảo thông tin, phân tích, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được các ứng dụng của công nghệ cao trong thu hoạch, trả lời được ứng dụng của dây chuyền sơ chế, phân loainj tự động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tìm hiểu nội dụng SGK, quan sát Hình 18.1 đến 18.4 trả lời câu hỏi:

1. Công nghệ cao nào được ứng dụng trong thu hoạch, sơ chế, phân loại, bao gói sản phẩm trồng trọt trong Hình 18.1 – 18.4?

2. Quan sát hoạt động của các dây chuyền sơ chế, phân loại tự động sản phẩm trồng trọt ở Hình 18.2, Hình 18.3 và cho biết mục đích và kết quả cần đạt của mỗi công đoạn.

 

 

- GV cho HS kết luận về ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch.

- HS thực hiện Luyện tập 1.

Ứng dụng công nghệ robot trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt mang lại lợi ích gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm

- GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS báo cáo câu trả lời.

- Các HS khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức chuẩn.

1. Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt

Trả lời câu hỏi 1:

Các công nghệ cao được ứng dụng trong thu hoạch, sơ chế, phân loại, bao gói sản phẩm trồng trọt trong Hình 18.1 – 18.4:

- Hình 18.1: ứng dụng công nghệ tự động hoá, cảm biến, robot và trí tuệ nhân tạo trong thu hoạch cà chua.

- Hình 18.2: ứng dụng công nghệ tự động hoá trong sơ chế cà rốt (rửa, đánh bóng, phân loại, làm mát sơ bộ).

- Hình 18.3: ứng dụng công nghệ tự động hoá, cảm biến, robot và trí tuệ nhân tạo trong phân loại ớt ngọt và cam.

- Hình 18.4: ứng dụng công nghệ tự động hoá, cảm biến, robot và trí tuệ nhân tạo trong đóng gói dâu tây, cà chua.

Trả lời câu hỏi 2:

Mục đích và kết quả của mỗi công đoạn:

-  Hình 18.2A: Mục đích là làm sạch đất cát, bụi bẩn và làm tăng chất lượng tăng giá trị của sản phẩm cà rốt. Kết quả cần đạt: Củ cà rốt sạch, hình thái củ bóng đẹp, đồng đều.

- Hình 18.2B: Mục đích là làm mát sản phẩm để giảm hô hấp, tăng khả năng bảo quản sản phẩm. Kết quả cần đạt: Củ được làm mát ở nhiệt độ thích hợp; thời gian bảo quản lâu không bị hư hỏng.

- Hình 18.3: Mục đích là phân loại ớt ngọt theo màu sắc; phân loại cam theo kích cỡ quả. Nhờ đó làm gia tăng giá trị của sản phẩm, tăng độ đồng đều; dễ bảo quản; dễ tiêu thụ sản phẩm. Kết quả cần đạt: Ớt được tách và đóng gói riêng theo màu sắc; cam được tách và đóng gói riêng theo từng kích cỡ quả.

Kết luận:

Nhờ ứng dụng các thành tựu của công nghệ cao như tự động hóa, cảm biến, robot, … sản phẩm trồng trọt được thu hoạch một cách nhanh chóng, chuẩn xác, giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch.

Trả lời Luyện tập 1:

Ứng dụng công nghệ robot có lợi ích: không tốn nhân công, thu hoạch nhanh, chính xác độ chín của sản phẩm thu hoạch.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt.

- HS biết được các yêu cầu về điều kiện bảo quản sản phẩm trồng trọt để áp dụng công nghệ bảo quản thích hợp.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, nêu được ứng dụng công nghệ trong bảo quản.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu công nghệ bảo quản lạnh

- HS trả lời câu hỏi:

1. Vì sao cần phải bảo quản sản phẩm trồng trọt ở nhiệt độ thấp?

- HS đọc thông tin Bảng 18.1 trả lời câu hỏi

2. Hãy so sánh nhiệt độ, độ ẩm và thời gian bảo quản của các sản phẩm trong Bảng 18.1

- HS kết luận về công nghệ bảo quản lạnh trong bảo quản sản phẩm trồng trọt.

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi Luyện tập 1:

Chỉ ra sự khác nhau vật dụng chứa đựng, cách sắp xếp ớt và hoa được bảo quản trong kho lạnh ở Hình 18.5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vu 2: Tìm hiểu công nghệ lạnh đông làm sống tế bào.

- HS quan sát Hình 18.6 và trả lời câu hỏi:

1. Tinh thể đóng băng ở tế bào lạnh đông thường khác với ở tế bào lạnh đông CAS như thế nào?

2. Tác dụng của công nghệ lạnh đông làm sống tế bào là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vu 3: Tìm hiểu công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi, công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển được kiểm soát

HS trả lời câu hỏi: Công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi (MAP) có tác dụng gì đối với sản phẩm bảo quản? Vì sao?

- GV cho HS đọc phần Em có biết, tìm hiểu thêm về MAP.

- HS trả lời câu hỏi: Công nghệ bảo quản CA có tác dụng gì?

- HA quan sát Hình 18.8 và trả lời câu hỏi:

Cho biết trong kho bảo quản CA, khí nào được điều chỉnh và điều chỉnh như thế nào?

(Trả lời: Tăng khí N2, giảm khí O2, tăng khí CO2, giảm khí ethylene).

- HS quan sát Hình 18.9 và so sánh điều kiện và hiệu quả bảo quản ở 3 loại kho: kho thường, kho lạnh, kho CA.

 

(Trả lời:

– Nồng độ khí N2: Kho CA > Kho thường, Kho lạnh.

– Nồng độ khí O2: Kho thường, Kho lạnh > Kho CA.

– Nồng độ khí CO­2: Kho CA > Kho lạnh > Kho thường.

– Nhiệt độ: Kho thường  > Kho lạnh, Kho CA.

– Thời gian bảo quản: Kho CA > Kho lạnh > Kho thường.)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt

a) Công nghệ bảo quản lạnh:

Trả lời câu hỏi:

1. Sản phẩm trồng trọt sau khi thu hoạch vẫn diễn ra quá trình hô hấp, giải phóng năng lượng để duy trì sự sống. Ở nhiệt độ cao, cường độ hô hấp diễn ra mạnh làm tiêu hao vật chất (phân giải hợp chất hữu cơ) làm giảm khối lượng sản phẩm, thúc đẩy sự già hoá, làm chất lượng, giảm tuổi thọ và khả năng bảo quản sản phẩm.

2. Thứ tự các sản phẩm được xếp từ cao xuống thấp.

Nhiệt độ bảo quản: Xoài > Cà chua, Khoai tây > Cải bắp, Súp lơ.

Độ ẩm bảo quản: Cải bắp, Súp lơ > Khoai tây > Cà chua, Xoài.

Thời gian bảo quản: Khoai tây > Cải bắp > Súp lơ > Xoài > Cà chua.

Kết luận:

Sản phẩm trồng trọt được bảo quản trong kho lạnh với hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ lạnh thích hợp với từng loại sản phẩm.

TL Luyện tập 1:

Chỉ tiêu so sánh

Kho lạnh bảo quản ớt

Kho lạnh bảo quản hoa

Vật dụng chứa đựng

Thùng nhựa có các khe thoáng dưới đáy và xung quanh thùng

Xô nhựa chứa nước

Cách sắp xếp

Các thùng đựng ớt đặt trên sàn và xếp chồng lên nhau

Các xô nhựa đựng hoa đặt trên giá và dưới sàn.

 

b) Công nghệ lạnh đông làm sống tế bào (CAS)

Trả lời câu hỏi:

1. Tinh thể nước đóng băng ở tế bào lạnh đông thường có dạng hình bất định với nhiều góc cạnh sắc nhọn nên dễ làm tổn thương thành tế bào, gây phá vỡ cấu trúc tế bảo, Trong khi thể nước đóng băng ở tế bào lạnh đông CAS nhỏ, tròn, không góc cạnh sẽ không làm tổn thương tế bào.

2. Công nghệ lạnh đông làm sống tế bào giúp bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ đóng băng mà không phá vỡ cấu trúc tế bào, tế bào vẫn có thể hoạt động trở lại sau khi rã đông và không bị mất đi hương vị của sản phẩm.

Kết luận:

- Công nghệ CAS sử dụng công nghệ lạnh đông kết hợp với thiết bị làm tinh thể nước đóng băng ở dạng hạt nhỏ, tròn, không góc cạnh. Nhờ đó, sản phẩm trồng trọt được đông lạnh nhanh mà không phá vỡ cấu trúc tế bào và không làm mất đi hương vị.

c) Công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi (MAP)

- Công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi (MAP) có tác dụng giúp hạn chế hô hấp, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

d) Công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển được kiểm soát (CA)

- Công nghệ bảo quản CA có tác dụng giúp hạn chế hô hấp, hạn chế trao đổi chất, ức chế sự chín và già hoá, phòng chống sâu bệnh hại, duy trì dinh dưỡng và kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

Hoạt động 3: Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được ứng dụng của công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức bài học, trả lời được câu hỏi về công nghệ sấy thăng hoa, công nghệ chế biến nước quả.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao sấy thăng hoa giữ nguyên được chất lượng, hương vị và màu sắc của sản phẩm?

+ Công nghệ sấy thăng hoa có ưu điểm gì?

- HS quan sát Hình 18.11 trả lời:

+ Quy trình chế biến nước quả trong Hình 18.11 sử dụng công nghệ gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

3. Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt

a) Công nghệ sấy thăng hoa

- Sấy thăng hoa là công nghệ sấy lạnh nhanh ở nhiệt độ rất thấp (–30°C đến -50°C) làm nước đóng băng, sau đó đưa vào buồng sấy chân không làm tinh thể nước đóng băng bay hơi mà không cần qua giai đoạn hoá lỏng. Nhờ đó, sản phẩm sấy thăng hoa không bị thay đổi hình dạng, chất lượng, hương vị và màu sắc.

- Công nghệ sấy thăng hoa có ưu điểm là giúp giữ nguyên chất lượng của sản phẩm (hình dạng, thành phần dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị,...); sản phẩm sấy khi ngâm nước sẽ trở lại gần giống ban đầu; dễ bảo quản và chi phí thấp.

b) Công nghệ chế biến nước quả

- Các công nghệ sử dụng trong quy trình chế biến nước quả: công nghệ tự động hoá (dây chuyền chế biến tự động), công nghệ nghiền/ép quả, công nghệ thanh trùng, công nghệ enzyme, công nghệ lọc, công nghệ bao gói/đóng hộp.

Hoạt động 4: Thực hành chế biến tương cà chua và dưa chuột dầm giấm đóng lọ

  1. a) Mục tiêu:

- HS chế biến được tương cà chua và dưa chuột dầm giấm đóng lọ.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, thực hiện theo hướng dẫn của GV để chế biến được tương cà chua và dưa chuột dầm giấm đóng lọ.
  2. c) Sản phẩm: Sản phẩm của học sinh thực hiện được
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Tổ chức thực hiện: GV chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thực hành. HS thực hiện chế biến tương cà chua và dưa chuột dầm giấm đóng lọ theo các bước như hướng dẫn trong SGK. Khi cá nhân của nhóm thực hành, các cá nhân khác cần quan sát để kịp thời chỉnh sửa/bổ sung nếu cá nhân đó làm không đúng quy trình/thực hiện hiện không đúng thao tác. HS thực hành và ghi kết quả theo bảng 18.2. Sau khi HS đã hoàn thiện các bước trong quy trình, GV yêu cầu các nhóm tụ đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và nhận xét, đánh giá kết quả thực hành nhóm bạn. GV đánh giá và nhận xét kết quả thực hành các nhóm, công bố kết quả trước lớp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

Thực hành: chế biến tương cà chua và dưa chuột dầm giấm đóng lọ

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Thực hiện quy trình

Thực hiện đúng quy trình, nhanh đảm bảo thời gian

Thực hiện đúng quy trình, chậm, kéo dài thời gian

Thực hiện không đúng quy trình

Sản phẩm tương cà chua

Màu sắc đỏ đẹp, hương vị rất thơm ngon

Màu sắc đỏ, có hương vị đặc trưng

Màu sắc xỉn màu, không có hương vị đặc trưng

Sản phẩm dưa chuột dầm giấm

Màu sắc đẹp, hương vị thơm ngon đặc trưng, ăn giòn

Có màu sắc và hương vị đặc trưng

Không có màu sắc và hương vị đặc trưng, quả bị ủng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS hoạt động trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Việc bao gói có ảnh hưởng gì đến sản phẩm trồng trọt? Hiệu quả của công nghệ tự động hoá và robot trong khâu này (Hình 18.4) như thế nào?

Câu 2. Cần áp dụng công nghệ nào để bảo quản sản phẩm trồng trọt ở địa phương em? Vì sao?

Câu 3. So sánh 2 sản phẩm của công nghệ sấy thăng hoa (a) so với công nghệ sấy thường (b) trong hình 18.10.

---------------Còn tiếp ------------------

Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 10 cánh diều

Từ khóa: Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều, Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều đầy đủ, Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt cánh diều bản word

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Tin học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Quốc phòng an ninh 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều
 
Soạn giáo án Địa lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Vật lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
 
Soạn giáo án Hoá học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Giáo án điện tử đủ các môn

Giáo án điện tử tin học 10 cánh diều
Giáo án điện tử âm nhạc 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 bản 1 cánh diều
 
Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều
Giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều
Giáo án điện tử vật lí 10 cánh diều
 
Giáo án điện tử hoá học 10 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án điện tử toán 10 cánh diều

Chat hỗ trợ
Chat ngay