Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Những điều cần biết để chụp và thưởng thức một bức ảnh (11 tiết)

Giáo án bài 2: Những điều cần biết để chụp và thưởng thức một bức ảnh (11 tiết) sách mĩ thuật 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Những điều cần biết để chụp và thưởng thức một bức ảnh (11 tiết)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

BÀI 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ CHỤP VÀ THƯỞNG THỨC MỘT BỨC ẢNH

(11 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Vai trò của ánh sáng trong nhiếp ảnh.
  • Kĩ thuật cầm máy ảnh, điện thoại khi chụp ảnh.
  • Bố cục trong nhiếp ảnh.
  • Khoảnh khắc và ý tưởng trong nhiếp ảnh.
  • Một số cách thể hiện trong nhiếp ảnh.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Năng lực riêng:
  • Biết được yếu tố ánh sáng tác động để có một bức ảnh đủ sáng, rõ nét.
  • Có kĩ năng cầm máy ảnh, điện thoại đúng để lấy được đúng nét.
  • Có ý thức ban đầu về xây dựng bố cục trong khuôn hình phù hợp với đối tượng chụp.
  • Biết và hiểu được yếu tố khoảnh khắc và ý tưởng cần thiết thể hiện một bức ảnh.
  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện chụp ảnh theo nhiều cách khác nhau.
  1. Phẩm chất
  • Có hiểu biết đúng về một số khái niệm cơ bản của nhiếp ảnh để có tư duy nhiếp ảnh trong thưởng thức tác phẩm nhiếp ảnh hay chụp ảnh.
  • Có tình yêu với nghệ thuật nhiếp ảnh một cách đúng đắn khi tự mình chụp được những bức ảnh đúng ý đồ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số ảnh chụp của HS, của nhiếp ảnh gia.
  • Máy chiếu, máy ảnh (nếu có).
  • Điện thoại di động có chức năng chụp ảnh.
  1. Đối với học sinh
  • Bài thuyết trình.
  • Chuẩn bị máy ảnh (nếu có).
  • Chuẩn bị điện thoại di động có chức năng chụp ảnh (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số yếu tố tác động đến kết quả bức ảnh như: ánh sáng, ý tưởng, bố cục…
  2. Nội dung: GV cho HS quan sát và thực hành chụp ảnh để làm rõ từng yếu tố tác động đến kết quả một bức ảnh.
  3. Sản phẩm học tập: Nhận biết và thực hành chụp ảnh làm rõ các yếu tố tác động.
  4. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Thực hành chụp ảnh theo một số yếu tố tác động đến bức ảnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu PowerPoint một số bức ảnh có những yếu tố tác động khác nhau như:

+ Đủ sáng – thiếu sáng.

+ Khuôn hình cân đối và chưa cân đối.

+ Rõ – không rõ ý tưởng.

+ Đúng nét – sai nét.

- Với mỗi ảnh minh hoạ, GV mời HS lên chụp một bức ảnh tương tự để làm rõ yếu tố tác động đến chất lượng bức ảnh.

- GV lưu ý HS:

+ Việc đặt điểm đo sáng chưa đúng nên mất chi tiết ở vùng tối và sáng.

+ Việc đặt điểm đo sáng đúng nên rõ chi tiết ở vùng tối và sáng.

- GV gợi ý tổ chức hoạt động thực hành cho HS:

+ Tổ chức trong lớp: GV căng phông và đặt một lọ hoa/ một đĩa quả để HS thực hành chụp ngay sau mỗi ví dụ minh hoạ ở từng trường hợp.

+ Tổ chức ngoài lớp: GV cho HS xuống sân/ vườn trường và chụp ảnh sau khi đã giới thiệu một số yếu tố tác động đến chất lượng bức ảnh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các bức ảnh mà GV trình chiếu.

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để thực hành nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Ảnh chụp có thể hiện đúng minh chứng về yếu tố tác động đến bức ảnh.

+ Việc lấy nét, đặt điểm đo sáng có phù hợp với bức hình theo đúng ý đồ (muốn bức ảnh sáng hay tối).

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS giới thiệu các bức ảnh mình đã chụp.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của HS.

Nhiệm vụ 2: So sánh, đối chiếu với kết quả chụp ảnh ở Bài 1 – phần Vận dụng:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu kết quả chụp ảnh ở hoạt động Vận dụngBài 1 và đặt câu hỏi:

+ Tìm hiểu nguyên nhân của những bức ảnh không được nét ở đối tượng cần chụp.

+ Tìm hiểu nguyên nhân của những bức ảnh không rõ màu sắc, chi tiết ở vùng tối/ sáng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS căn cứ vào kiến thức đã học để trả lời

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày đáp án.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Căn cứ ý kiến của HS, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng một bức ảnh như: ánh sáng (đặt điểm đo sáng hoặc chỉnh sáng trong thiết bị chụp hình); bố cục (sắp xếp các chủ thể hài hoà hay phù hợp với ý tưởng) và cơ bản là phải nét để tạo sự nổi bật của chủ thể bức ảnh. Đây là những nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua Bài 2 – Những điều cần biết để chụp và thưởng thức một bức ảnh.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động: HS làm rõ hơn các yếu tố tác động đến bức ảnh như: cầm thiết bị chụp ảnh đúng cách; bố cục; khoảnh khắc; ý tưởng; cách thể hiện.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành chụp ảnh theo các nội dung: cầm thiết bị chụp ảnh đúng cách; bố cục; khoảnh khắc; ý tưởng; cách thể hiện.
  3. Sản phẩm học tập: Ảnh chụp thể hiện được các yêu cầu cơ bản về bố cục, khoảnh khắc, ý tưởng, cách thể hiện.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Kĩ thuật cầm thiết bị khi chụp ảnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về sự cần thiết của việc cầm thiết bị chụp hình đúng cách qua nội dung, hình minh hoạ trong SGK tr.20, 21

- Căn cứ vào số HS mà tất cả hoặc mỗi nhóm cử đại diện lên thực hành việc cầm thiết bị chụp hình theo nhiều góc chụp.

- GV lưu ý HS:

+ Để tránh rung khi chụp, việc cầm thiết bị phải chắc chắn, nên có một điểm tì để không bị rung, lắc khi chụp.

+ Không vừa di chuyển vừa chụp.

+ Để chụp đối tượng chuyển động thì cần có thiết bị chuyên dụng như máy ảnh và cài đặt chế độ phù hợp, để đảm bảo độ rõ, nét của đối tượng cần chụp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, trao đổi trong nhóm và thực hành việc cầm thiết bị chụp hình theo nhiều góc chụp.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Nhóm cử đại diện thực hành cầm thiết bị chụp hình theo nhiều góc chụp trước lớp.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

Nhiệm vụ 2: Ánh sáng trong nhiếp ảnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu 3 hướng đi cơ bản của ánh sáng là: Chính diện – Xiên – Ngược sáng.

- GV nhấn mạnh đặc điểm ở mỗi bức ảnh có nguồn sáng khác nhau:

+ Bức ảnh có ánh sáng thuận: màu sắc của chủ thể đều, nhưng thiếu vùng tối tương phản nên bức ảnh ít có chiều sâu.

+ Bức ảnh có ánh sáng xiên: chủ thể được làm nổi bật bởi ánh sáng tác động một bên làm nổi khối, tạo chiều sâu hơn.

+ Bức ảnh ngược sáng: do ánh sáng ở phía sau nên bức ảnh có những ven sáng sau chủ thể tạo sự hấp dẫn. Tuy nhiên, khi chụp ngược sáng, chính diện chủ thể thường bị tối nên mất chi tiết. Để thể hiện chi tiết phần tối, người chụp có thể dùng kĩ thuật HDR, hoặc chế độ chụp HDR có sẵn trên điện thoại, để chụp hiệu quả trong hoàn cảnh ngược sáng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK tr.22.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS nhắc lại kiến thức.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

Nhiệm vụ 3: Bố cục trong nhiếp ảnh

- GV giới thiệu về khái niệm bố cục trong nhiếp ảnh trong SGK tr.24.

- GV yêu cầu HS phân tích trực tiếp trên ảnh minh họa những yếu tố tác động đến bố cục.

- GV yêu cầu HS hoặc nhóm HS thực hành chụp ảnh để thể hiện một số dạng bố cục thường gặp trong nhiếp ảnh theo hai phương án:

+ Phương án 1: HS/ nhóm HS lựa chọn dạng bố cục có những yếu tố phù hợp/ yêu thích để chụp.

+ Phương án 2: GV cho HS/ nhóm HS bốc thăm để lựa chọn dạng bố cục để chụp.

- Kết thúc phần thực hành, HS/ nhóm HS gửi ảnh cho GV.

- GV trình chiếu một số bức ảnh tiêu biểu:

+ Có khuôn hình đẹp, rõ, nét chủ thể.

+ Khuôn hình chưa đẹp, chủ thể chưa rõ, chưa nét.

- GV yêu cầu HS phân tích và rút ra những kinh nghiệm/ lưu ý cần thiết khi chụp ảnh.

- Dựa vào tình hình thực tế, GV có thể tổ chức thêm các hoạt động tìm hiểu kiến thức khác:

+ Khoảnh khắc trong nhiếp ảnh.

+ Ý tưởng trong nhiếp ảnh.

+ Một số cách thể hiện bài trong nhiếp ảnh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát thông tin và hình ảnh SGK tr.24, 25 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- HS thực hành chụp ảnh thể hiện theo dạng bố cục đã được học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình chiếu sản phẩm thực hành của nhóm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày trên sản phẩm của HS.

Trên cơ sở kết quả thực hành của HS, GV chốt ý:

+ Có nhiều yếu tố tác động đến bố cục nhưng đây chỉ là những gợi ý, giúp chúng ta hình thành một tư duy nhiếp ảnh, cũng như có được một khuôn hình đẹp.

+ Trong thực tế, nhiều khoảnh khắc diễn ra rất nhanh và để nắm bắt kịp sẽ rất khó có thể tạo được một bố cục theo đúng ý đồ.

+ Nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh sáng tạo những bức ảnh chủ động phá thế bổ cục thông thường để tạo những góc nhìn độc đáo, khác lạ mà vẫn đảm bảo các nguyên lí thị giác.

+ Một số bức ảnh có ý tưởng rõ ràng với cách thể hiện bài gián tiếp cũng là những cách tạo nên một bức ảnh phù hợp. Vấn đề lựa chọn bố cục, ý tưởng, nắm bắt khoảnh khắc, cách thể hiện bài nào là phụ thuộc kĩ thuật, khả năng quan sát, tư duy nhiếp ảnh mà mỗi chúng ta cần tích luỹ trong một quá trình, thậm chí là kinh nghiệm để chụp từng thể loại nhiếp ảnh.

+ Một bức ảnh “đẹp” được đánh giá trên nhiều tiêu chí như: ánh sáng, ý tưởng, cảm xúc, nội dung, kĩ thuật thực hiện.... Trong nhiếp ảnh phổ thông thì chúng ta quan tâm nhiều đến một bức ảnh “đúng”, đó là thể hiện được đặc điểm riêng của nhiếp ảnh, cũng như: đúng sáng – rõ nét – có nội dung - khuôn hình cân đối.

+ Ngày nay, có rất nhiều phần mềm giúp những bức ảnh được hiệu quả hơn, do đó, trong một số trường hợp, chúng ta sẽ sử dụng các hình thức hậu kì, sử dụng phần mềm hỗ trợ để có được một bức ảnh theo đúng ý đồ.

1. Kĩ thuật cầm thiết bị khi chụp ảnh

- Kĩ thuật cầm máy ảnh khi chụp ảnh: Sử dụng tay phải giữ phần đuôi máy ảnh, đặt ba ngón tay dưới vòng qua trước máy, ngòn trỏ đặt vào nút bấm máy ảnh, ngón cái đặt ở mặt sau máy ảnh.

+ Tay trái đỡ bên dưới ống kính.

+ Giữ hai khuỷu tay gần nhau ép sát người.

+ Giữ thẳng lưng, đầu nghiêng nhẹ nhìn vào ống ngắm, giữ chặt máy ảnh với trán.

+ Khi đứng chụp: để hai chân mở ra, tạo thế chắc vững.

+ Khi ngồi chụp: quỳ chân phải, chân trái đưa ra phía trước, khuỷu tay trái tì chắc trên đầu gối chân trái.

+ Với các tư thế chụp khác, điều quan trọng là giữ vững cơ thể, tay cầm máy ảnh đúng kĩ thuật và nín thở khi bấm máy.

- Kĩ thuật cầm điện thoại di động khi chụp ảnh:

+ Ống kính máy ảnh của điện thoại di động thiết kế khá nhỏ nên nhảy cảm với những tác động rung tay. Khi nhấn nút chụp, điện thoại sẽ rung lắc nhẹ, vì vậy lúc chụp ảnh cố gắng giữ chắc điện thoại, hạn chế rung lắc

+ Nếu cần, có thể đặt điện thoại hoặc tì tay lên một vật cố định để không bị rung lắc.

+ Camera trên điện thoại khi chụp cần khoảng chờ nhất định, nên cần giữ nguyên tư thế vài giây cho đến khi chắc chắn ảnh đã được chụp.

 

 

 

 

2 Ánh sáng trong nhiếp ảnh

- Có 3 hướng sáng cơ bản nhất:

+ Ánh sáng thuận: Nguồn sáng xuôi theo chiều ống kính, chiếu trực tiếp vào đối tượng cần chụp.

+ Ánh sáng xiên: Nguồn sáng chiếu vào đối tượng cần chụp từ một phía (trên, dưới, phải, trái).

+ Ánh sáng ngược: Nguồn sáng ngược với chiều ống kính, chiều từ phía sau của đối tượng cần chụp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Bố cục trong nhiếp ảnh

- Bố cục trong nhiếp ảnh là sự sắp xếp các yếu tố, đối tượng chụp trong khuôn hình hài hòa, khác lạ... nhằm thể hiện nội dung.

- Các nguyên lí tạo hình bố cục: cân bằng, tương phản, chuyển động, hài hòa...

- Các quy tắc trong sắp xếp bố cục:

+ Bố cục 1/3.

+ Bố cục chính – phụ.

+ Bố cục có các đường dẫn.

+ Bố cục có yêu tố khung nằm trong khung.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay