Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Thiết kế mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở kịch (11 tiết)

Giáo án bài 2: Thiết kế mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở kịch (11 tiết) sách mĩ thuật 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Thiết kế mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở kịch (11 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

BÀI 2: THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÂN KHẤU MỘT PHÂN CẢNH TRONG VỞ KỊCH

(11 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Hiểu được mối quan hệ giữa mĩ thuật và thiết kế bối cảnh sân khấu – điện ảnh.
  • Hiểu được khái niệm, đặc điểm của thể loại kịch trong nghệ thuật sân khấu.
  • Hiểu được phân cảnh trong một vở kịch/ vở diễn sân khấu.
  • Nắm được đặc điểm về thiết kế sân khấu kịch.
  • Biết được cách thức thiết kế mĩ thuật một phân cảnh trong vở kịch.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Năng lực riêng:
  • Biết được một số đặc điểm của sân khấu biểu diễn (trong nhà hay ngoài trời) và sự khác nhau giữa các thể loại kịch (bi kịch – hài kịch – chính kịch).
  • Hiểu phân đoạn trong vở kịch và cách chia thành những phân cảnh trong một vở kịch.
  • Kĩ năng và cách thức tiến hành thiết kế mĩ thuật cho một phân cảnh trong vở kịch.
  1. Phẩm chất
  • Khái niệm – nhận thức thẩm mĩ về vở diễn sân khấu và thiết kế mĩ thuật sân khấu.
  • Biết về ngôn ngữ tạo hình trong thiết kế mĩ thuật cho vở kịch theo thể loại nào đó.
  • Có thêm tình yêu với mĩ thuật qua những hiểu biết về thiết kế mĩ thuật sân khấu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số tranh, ảnh chụp, video, hiện vật, sa bàn có thể lắp ghép.... có liên quan hoặc minh hoạ cho bài học (nếu có).
  • Máy chiếu hình ảnh và âm thanh (nếu có).
  • Giấy khổ rộng, màu vẽ, bút vẽ, vật liệu và dụng cụ để thực hành.
  1. Đối với học sinh

Màu vẽ, giấy, bút vẽ, bìa các-tông và một số vật liệu, dụng cụ, để thực hành.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- Hiểu về những yếu tố tác động đến một vở diễn.

- Biết đến các bản vẽ liên quan để hiểu vẽ mặt bằng cần thiết kế mĩ thuật sân khấu.

  1. Nội dung:

- HS tìm hiểu về một số bản vẽ liên quan đến thiết kế mĩ thuật sân khấu.

- HS hiểu về mối quan hệ giữa thiết kế mĩ thuật và các lĩnh vực liên quan khác.

  1. Sản phẩm học tập: Có hứng thú, nhận thức ban đầu trước khi lên ý tưởng thiết kế mĩ thuật sân khấu.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một số bản vẽ liên quan đến thiết kế sân khấu để HS làm quen với các dạng bản vẽ liên quan đến thiết kế mĩ thuật sân khấu:

+ Sơ đồ mặt cắt.

+ Bản vẽ mô tả thiết kế sân khấu.

+ Bản vẽ thiết kế mĩ thuật sân khấu.

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Các dạng bản vẽ này có gì khác nhau?

+ Nhà thiết kế mĩ thuật sân khấu cần biết về bản vẽ thiết kế sân khấu để làm gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế, đọc thông tin SGK tr.15, 16 để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi gợi mở:

+ Bản vẽ mặt cắt của sân khấu giúp nhà thiết kế biết được vị trí, cấu trúc sân khấu,...

+ Bản vẽ mô tả thiết kế sân khấu giúp nhà thiết kế biết được vị trí phông, đèn, bục,...

+ Bản vẽ thiết kế mĩ thuật sân khấu là kết quả cụ thể ý tưởng, công việc của nhà thiết kế.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến và đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu các đặc điểm chính của thiết kế mĩ thuật sân khấu. Ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng ứng dụng các lí thuyết đó để thực hành Bài 2 – Thực hành mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở kích này nhé.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- Biết về một số loại hình sân khấu biểu diễn và đặc điểm của những dạng sân khấu này.

- Hiểu về quá trình thiết kế mĩ thuật sân khấu kịch.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng để thiết kế một phân cảnh trong vở kịch.

  1. Nội dung:

- Tìm hiểu về sân khấu biểu diễn, đặc điểm của một số loại hình sân khấu.

- Tìm hiểu về các bước thiết kế mĩ thuật một phân cảnh qua các bước thiết kế bối cảnh sân khấu trong vở kịch Tấm Cám.

- Thiết kế mĩ thuật phân cảnh một vở kịch HS yêu thích.

  1. Sản phẩm học tập: Bản vẽ (hoặc mô hình) thiết kế mĩ thuật phân cảnh một vở kịch HS yêu thích.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Sân khấu biểu diễn và đặc điểm thiết kế mĩ thuật các loại hình sân khấu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một số dạng sân khấu và đặt câu hỏi:

+ Sân khấu trong nhà có đặc điểm gì? Vật liệu làm sân khấu trong nhà thường là gì?

+ Sân khấu ngoài trời có đặc điểm gì? Vật liệu làm sân khấu ngoài trời thường là gì?

- GV trình chiếu các loại hình sân khấu:

+ Sân khấu hải kịch:

+ Sân khấu bi kịch:

+ Sân khấu chính kịch:

+ Tạp kĩ:

Chương trình tạp kĩ tổng hợp:

Chương trình tạp kĩ dành cho trẻ em:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả về một số nội dung sau:

+ Sân khấu kịch thường có những loại hình nào?

+ Về cơ bản, sân khấu kịch khác với sân khấu tạp kĩ ở đặc điểm nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin SGK tr.17 – 20 và trả lời các câu hỏi GV giao.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời các câu hỏi được giao:

+ Sân khấu trong nhà hay ngoài trời đều có đặc điểm được làm từ những vật liệu và có kết cấu chắc chắn, đảm bảo an toàn cho diễn viên và công chúng khi xem. Một số vật liệu tạo dựng sân khấu như: sắt, thép, gỗ, bê tông...

·        Sân khấu ngoài trời thường có đặc điểm được lắp ghép theo các mô đun (bục, dàn đèn, âm thanh...).

·        Sân khấu trong nhà thường có tính cố định, gắn liền với các thiết bị âm thanh, ánh sáng, phòng, rèm...

+ Căn cứ theo tính chất của vở kịch mà có nhiều kiểu sân khấu như sân khấu tương tác, sân khấu tròn hay những dạng sân khấu khác.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Sân khấu kịch có nhiều loại hình như: bi kịch, hài kịch, chính kịch cho đến những dạng kịch múa, nhạc kịch...

+ Về cơ bản sân khấu kịch có tính ổn định, phục vụ thống nhất và xuyên suốt cho một vở diễn. Sân khấu tạp kĩ có tính linh hoạt và nhiều điều chỉnh theo nội dung, tiết mục của một buổi trình diễn.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

Nhiệm vụ 2: Quá trình thiết kế mĩ thuật sân khấu kịch

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tìm hiểu những nội dung trong SGK tr.21 – 24 và đưa ra câu hỏi định hướng:

+ Hoạ sĩ thiết kế mĩ thuật sân khấu cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì trước khi tiến hành thiết kế mĩ thuật?

+ Việc làm mô hình sân khấu được tiến hành sau bước nào?

+ Sự cần thiết của việc thống nhất phương án thiết kế mĩ thuật để làm gì?

+ Trong nhà trường, việc thiết kế mĩ thuật sân khấu cho một vở kịch ở trường cần tập trung vào công đoạn nào? Tại sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS trao đổi theo câu hỏi định hướng của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

Nhiệm vụ 3: Thiết kế mĩ thuật một phân cảnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình các bước thiết kế mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở chính kịch.

- GV yêu cầu HS trình bày cái nhìn tổng quát về công việc mà một hoạ sĩ thiết kế mĩ thuật cần phải thực hiện.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thiết kế mĩ thuật phân cảnh “Cây thị và bà hàng nước” trong vở kịch Tấm Cám.

- GV hướng dẫn mỗi nhóm cử đại diện lên phân tích kĩ từng công đoạn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ được giao:

+ Tìm hiểu quy trình các bước thiết kế mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở chính kịch.

+ Tìm hiểu các bước thiết kế mĩ thuật phân cảnh “Cây thị và bà hàng nước” trong vở kịch Tấm Cám.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Thiết kế mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở kịch em yêu thích bằng hình thức vẽ thiết kế hoặc làm mô hình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thực hiện sản phẩm cá nhân hoặc nhóm.

- GV gợi ý, hướng dẫn HS:

+ Nghiên cứu kịch bản (hoặc tác phẩm văn học) để lựa chọn một phân cảnh.

+ Tìm những phân cảnh có nhân vật và bối cảnh đa dạng theo khả năng thực hiện của bản thân/ nhóm.

-GV hướng dẫn HS phân công thực hiện nhiệm vụ.

+ Vẽ phác thảo thể hiện phân cảnh để thống nhất về phương án thực hiện.

+ Vẽ bản vẽ thiết kế mĩ thuật làm rõ hơn về bối cảnh, chi tiết... của phân cảnh. Qua đó, kiểm tra sự thống nhất từ kịch bản, ý tưởng cho đến phương án cụ thể.

+ Lựa chọn vật liệu có sẵn phù hợp để thực hiện (nếu làm sản phẩm mô hình).

+ Kiểm tra tổng thể, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS phân công nhiệm vụ và thực hiện thiết kế sản phẩm mĩ thuật.

- GV quan sát, hỗ trợ, giải đáp thức mắc về kĩ thuật (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV trình chiếu những sản phẩm thiết kế của các nhóm và mời một số HS lên phân tích một số sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của các nhóm.

1. Sân khấu biểu diễn và đặc điểm thiết kế mĩ thuật các loại hình sân khấu

* Sâu khấu biểu diễn:

- Sân khấu trong nhà: sân khấu tương tác (thường có các hàng ghế khán giả ngồi xung quanh ba cạnh sân khấu; sân khấu vòm, sân khấu tròn; sân khấu đấu trường.

- Sân khấu ngoài trời: kích thước, chiều cao, cấu tạo, vị trí.

* Loại hình sân khấu: tuồng, chèo, cải lương, dân ca, rối nước...

* Thể loại kịch sân khấu:

- Hài kịch:

+ Là loại hình sân khấu có tính ước lệ, ẩn dụ và hài hước cao nhằm biểu đạt nội dung hài hước, châm biếm, phê phán của vở lịch

+ Đặc điểm chính:

·        Màu sắc tươi sáng, bắt mắt.

·        Có tính tượng trưng, phê phán.

·        Trang trí, bài trí đơn giản nhưng ngộ nghĩnh, hài hước.

- Bi kịch:

+ Là loại hình sân khấu thể hiện sự sâu sắc, mô tả hiện thực, đối lập giữa cái thiện và cái ác...

+ Đặc điểm chính:

·        Màu sắc u ám, trầm.

·        Không gian bài trí có chiều sâu.

·        Hiện vật, phông màn có tính ẩn dụ, liên tưởng.

- Chính kịch:

+ Là loại hình sân khấu phản ánh được nội dung, chủ đề và thông điệp chính mà vở kịch truyền đạt đến khác giả.

+ Đặc điểm chính:

·        Màu sắc hiện thực, mô tả được bối cảnh của câu chuyện.

·        Không gian có tâng lớp, chiều sâu

·        Đạo cụ, ánh sáng thường được tập trung, có tính hiện thực.

- Tạp kĩ: phục vụ cho nhiều mục đích biểu diễn như ca hát, liên hoan, múa hát, kịch, tiểu phẩm...

+ Đặc điểm của sân khấu tạp kĩ tổng hợp:

·        Sân khấu biểu diễn thường có hình tròn, vòng cung, có tầm nhìn rộng và bao quát.

·        Ánh sáng, màu sắc tươi sáng, bắt mắt, có tính trang trí mĩ thuật cao.

·        Các hệ bục, phông rèm thiết kế dễ sử dụng để có thể dùng cho nhiều mục đích bài trí.

·        Có các hướng trong hoặc trên sân khấu phù hợp cho trang trí và thuận lợi cho việc thay đổi tiết mục, biểu diễn nhiều thể loại.

·        Có tính tương tác với khán giả và công chúng.

+ Đặc điểm của sân khấu tạp kĩ dành cho trẻ em.

·        Sân khấu biểu diễn cần phải phù hợp với hội trường của nhà trường hoặc nơi chuyên tổ chức biểu diễn dành cho trẻ em.

·        Ánh sáng, màu sắc tươi sáng, bắt mắt, trang trí vui nhộn.

·        Phông màn, bối cảnh có nội dung phù hợp với trẻ em.

·        Các hệ thống bục bệ, đạo cụ đơn giản, dễ thay đổi, hoán chuyển vị trí.

·        Mĩ thuật trang trí có tính giáo dục, thẩm mĩ cao và thân thiện với môi trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Quá trình thiết kế mĩ thuật sân khấu kịch

- Quy trình thiết kế mĩ thuật sân khấu kịch:

+ Phác thảo và xây dựng bố cục chung cho vở diễn.

+ Làm mô hình sân khấu.

+ Thông qua đạo diễn bản thiết kế cùng mô hình để thống nhất về xử lí không gian sân khấu và những chi tiết sẽ được sử dụng cho dàn dựng.

- Các bước tiến hành hoàn thiện thiết kế mĩ thuật sân khấu kịch:

+ Vẽ phác thảo sân khấu.

+ Làm mô hình sân khấu: từ sắp đặt đơn giản đến mô hình phức tạp.

+ Vẽ thiết kế mặt bằng sân khấu và chi tiết cảnh trí, đạo cụ sân khấu.

+ Trình bày phác thảo bản vẽ thông qua Hội đồng nghệ thuật cùng với các nghệ sĩ biểu diễn.

+ Bàn giao cho nhóm họa sĩ thực hiện và thi công.

+ Tiến hành kiểm tra tất cả các chi tiết cảnh trí, hệ thóng bục bệ, chất lượng thể hiện màu sắc cảnh trí, kích thước đồ đạc, vật dụng, đạo cụ...

+ Tổng phối hợp và lắp ráp sân khấu.

3. Thiết kế mĩ thuật một phân cảnh

- Quy trình các bước thiết kế mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở chính kịch:

+ Xác định loại hình sân khấu.

+ Nghiên cứu kịch bản và lên ý tưởng.

+ Thể hiện bản vẽ/ mô hình cho cảnh dàn dựng.

- Các bước thiết kế mĩ thuật phân cảnh “Cây thị và bà hàng nước” trong vở kịch Tấm Cám.

+ Xác định loại hình sân khấu:

·        Tiến hành đo đạc (chiều sâu, cao, dài, rộng...) của sân khấu.

·        Lựa chọn điểm nhìn sân khấu tối ưu: trung tâm, gần, xa, ở góc...

+ Nghiên cứu kịch bản và lên ý tưởng: phác thảo ý tưởng và tạo dụng khung cảnh:

·        Cảnh nền: phông vẽ cảnh đồng quên ngày xưa, nổi bật là cây thị và quả thị trước phông nền.

·        Tiền cảnh: gian hàng nước và cánh cửa mở ra sân và để lại đất diễn cho diễn viên diễn xuất.

+ Thực hiện bản vẽ/ mô hình cho cảnh dàn dựng:

·          Xây dựng bản vẽ thi công để mô tả các thành phần khi thi công thực tế.

·          Đưa vào trong không gian sân khấu giả định, kết hợp với ánh sáng để làm rõ hơn về ý tưởng mĩ thuật cho phân cảnh.

+ Làm mô hình thể hiện bối cảnh sân khấu.

·        Dựng khung mô hình sân khấu.

·        Vẽ nền tạo hậu cảnh.

·        Làm mô hình ngôi nhà, cây thị, quang gánh, chum nước, chõng tre.

·        Sắp xếp các mô hình đã làm thành bối cảnh sân khấu.

·        Tạo mô hình diễn viên.

·        Gắn diễn viên vào bối cảnh sân khấu, hoàn thành sản phẩm mĩ thuật.

4. Thiết kế mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở kịch em yêu thích bằng hình thức vẽ thiết kế hoặc làm mô hình

- HS thực hành thiết kế sản phẩm mĩ thuật.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay