Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Khái quát về lịch sử mĩ thuật thế giới (8 tiết)

Giáo án bài 2: Khái quát về lịch sử mĩ thuật thế giới (8 tiết) sách mĩ thuật 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Khái quát về lịch sử mĩ thuật thế giới (8 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT THẾ GIỚI

(8 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết về lịch sử mĩ thuật qua một số nền văn hóa theo diễn trình lịch sử.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Hiểu về vẻ đẹp, giá trị của một số di sản mĩ thuật trên thế giới.
  • Có hiểu biết và kĩ năng giới thiệu về di sản mĩ thuật trên thế giới ở mức độ đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức bảo vệ và giới thiệu được vẻ đẹp của các di sản mĩ/tác phẩm mĩ thuật với thầy cô, bạn bè, người thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có liên quan đến chủ đề bài học Khái quát về lịch sử mĩ thuật thế giới.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Bài thuyết trình.
  • Ảnh tư liệu về di sản/tác phẩm mĩ thuật trên thế giới đã sưu tầm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Giới thiệu, định hướng HS trong tìm hiểu về lịch sử mĩ thuật thế giới.
  2. Nội dung: GV gợi ý HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã được giới thiệu, hình thành ở bài 1 (phần Các bước tìm hiểu lịch sử mĩ thuật) để thực hiện trong Bài 2.
  3. Sản phẩm học tập: Ý thức về tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thế giới.
  4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn các nhóm HS vận dụng các bước cơ bản trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật để áp dụng trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thế giới.

- GV hướng dẫn HS trao đổi và lựa chọn cách tiếp cận, các bước phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

- GV trình chiếu hình ảnh:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi và lựa chọn cách tiếp cận, các bước phù hợp với đối tượng nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp:  Tiếp cận tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thế giới tập trung ở một số nội dung sau:

+ Diễn trình lịch sử.

+ Tác giả/tác phẩm.

+ Chất liệu/kĩ thuật thể hiện.

+ Một số nền văn hóa tiêu biểu trên thế giới có những di sản/tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu.

- GV yêu cầu các thành viên của nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV rút ra kết luận:

+ Trong bối cảnh giao thương phát triển giữa hai châu lục, mĩ thuật Lưỡng Hà đã tác động không nhỏ đến tạo hình trong các di sản mĩ thuật của Hy Lạp cổ đại, La Mã, Phục hưng....

+ Nền văn minh phương Tây cũng ảnh hưởng, lan rộng sang các quốc gia phương Đông với sự tiếp thu chọn lọc phù hợp nền tảng văn hoá, tín ngưỡng.

+ Mặc dù có sự giao thoa, ảnh hưởng song mỗi thời đại, phong cách nghệ thuật đều để lại những cách suy nghĩ và thể hiện riêng hay nói ngắn gọn là dấu ấn phong cách nghệ thuật.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS biết được về đặc điểm mĩ thuật theo diễn trình lịch sử mĩ thuật thế giới.

- HS lựa chọn được hình thức trình bày về đặc điểm mĩ thuật theo diễn trình lịch sử mĩ thuật thế giới.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho các nhóm HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến diễn trình lịch sử mĩ thuật thế giới.
  2. Sản phẩm học tập: Sưu tầm và có khả năng giới thiệu về di sản, tác phẩm mĩ thuật của một thời kì.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm trình bày về lịch sử mĩ thuật theo từng thời kì:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thời tiền sử và cổ đại.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thời trung đại và cận đại.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thời hiện đại.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thời hậu hiện đại.

- GV lưu ý HS:

+ Ở mỗi thời kì, nên có sự đối sánh giữa mĩ thuật phương Tây và phương Đông (điểm tương đồng và sự khác biệt).

+ Đặc điểm mĩ thuật nổi bật của các nền văn hóa trong cùng một thời kì.

+ Những tác động, ảnh hưởng của giá trị thẩm mĩ ở mỗi thời kì đối với các giai đoạn sau này (nếu có).

- GV trình chiếu cho HS quan sát để thảo luận theo nhóm (SGK tr.15-23).

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về lịch sử mĩ thuật thế giới ngoài SGK:

+ Mĩ thuật phương Tây:

 

 

 

 

 

 

+ Mĩ thuật phương Đông:

 

- GV cho HS hoạt động thực hành: Sưu tầm các di sản, tác phẩm mĩ thuật của một thời kì mà em yêu thích và đóng vai hướng dẫn viên bảo tàng để giới thiệu đặc điểm mĩ thuật thời kì này với thầy cô, bạn bè và người thân của em.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu theo các nhóm và thuyết trình một số nội dung liên quan đến diễn trình lịch sử mĩ thuật thế giới.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm thảo luận theo các nội dung đã được phân công:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thời tiền sử và cổ đại.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thời trung đại và cận đại.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thời hiện đại.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu lịch sử mĩ thuật thời hậu hiện đại.

- GV yêu cầu các thành viên của nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ.

Bước 4: Đánh giá kết quảthực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức (theo bảng đính kèm phía dưới hoạt động).

Nhận biết

Thời tiền sử, cổ đại

- Khu vực Lưỡng Hà:

+ Nghệ thuật hội hoạ gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật kiến trúc.

+ Các bích hoạ, phù điêu và nghệ thuật trang trí cũng đạt đến giá trị thẫm mĩ cao.

+ Kiến trúc cổ với các cung điện nguy nga, tráng lệ, đậm chất cỏ tích, thần tiên đã tô điểm cho nền văn minh Lưỡng Hà huyền thoại.

- Trung Hoa cổ đại: Nhiều di sản mĩ thuật của nền văn minh Trung Quốc trở thành di sản thế giới như: Vạn Lý Trường Thành, Thành Tây An, Cố cung, Tử Cắm Thành, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay; bức hoạ Lạc thần phú đô, Bách tuần đò, Đường cung nữ sĩ đồ,...

- Khu vực sông Nile cổ đại: tôn giáo, tín ngưỡng có ảnh hưởng đến đời sống, nghệ thuật của Ai Cập, hướng tới sự vĩnh cửu, trường tồn.

- Hy Lạp cổ đại: Một số bức tượng tiêu biểu của thời kì này như thần vệ nữ thành Mi-lô, thần Dớt, Ghen-nơ-mít,…

- Khu vực Trung Mỹ cổ đại: Các bức phù điêu được đắp nổi bằng vữa tường, các bức tượng được chế tác tinh xảo, thể hiện đức tin, lối sống của cộng đồng người Mai-a.

- Khu vực Đông Nam Á cổ đại:

+ Thể hiện truyền thống bản địa là các di vật từ thời đồ đồng.

+ Tiêu biểu nhất là trống đồng với các họa tiết trang trí đặc sắc, thể hiện lối sống của cư dân thời kì này.

Thời kì trung đại

- Ở phương Tây:

+ Giai đoạn Trung cổ:

·        Không khắc họa hình tượng con người, hoọa tiết trong các đề tài trang trí kiến trúc chủ yếu là hoa lá được thể hiện bằng gốm màu và kim loại quý.

·        Các hoạt tiết (hoa hồng, lá nho,…) và các hoa văn hình học được sử dụng ở hầu hết các công trình kiến trúc.

+ Giai đoạn Phục hưng:

·        Hướng tới giá trị nhân văn với sự hài hòa của các yếu tố đường nét trau chuốt, màu sắc chuyển động nhẹ nhàng, không gian diễn tả theo bối cảnh xa – gần.

·        Phát huy ưu thế của chất liệu sơn dầu với kĩ thuật tả khối, tả chất sinh động.

- Ở phương Đông:

+ Khu vực Đông Á: thể hiện thế giới xung quanh với lối tạo hình mang tính trang trí cao.

+ Khu vực Nam Á: nhấn mạnh lối tạo hình có góc cạnh, cảm giác nhịp điệu rõ rệt và giản lược bớt chi tiết trang trí.

Thời kì cận đại

Các xu hướng hội hoạ thế kỉ 20 nổi danh với các tác phẩm lập thể của Páp-lô Pi-cát-xô (Pablo Picasso), trừu tượng hình học kiểu Mông-đri-ăng (Mondrian) ở Pháp.

Thời kì hậu hiện đại

- Con người có thể dùng chính cơ thể mình để thẻ hiện ý tưởng sáng tạo mang thông điệp mạnh mẽ về một xã hội hiện đại.

- Các xu hướng nghệ thuật thị giác ra đời: Trình diễn, Sắp đặt, Video Art (Nghệ thuật trình chiếu hình ảnh động). Body Art (Nghệ thuật thân thể).... được thể nghiệm trên nhiều chất liệu và kiểu loại phong phú.

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay