Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Công trình kiến trúc (8 tiết)

Giáo án bài 2: Công trình kiến trúc (8 tiết) sách mĩ thuật 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Công trình kiến trúc (8 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

BÀI 2: CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

(8 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Khái niệm và cách phân loại không gian kiến trúc.
  • Ngôn ngữ tạo hình công trình kiến trúc.
  • Các bộ phận cơ bản của một công trình kiến trúc.
  • Quy trình thiết kế một công trình kiến trúc và cách thức thể hiện bằng bản vẽ và mô hình.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Năng lực riêng:
  • Biết cách vận dụng một số kĩ năng tạo hình cơ bản để thiết kế một công trình kiến trúc.
  • Biết thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình bằng bản vẽ và mô hình. Qua đó hình thành kĩ năng diễn hoạ và cách thức làm mô hình.
  • Nhận xét, đánh giá được thẩm mĩ kiến trúc.
  1. Phẩm chất
  • Có niềm yêu thích và cảm thụ được vẻ đẹp của kiến trúc.
  • Tư duy logic, sáng tạo trong vận dụng giải quyết vấn đề.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Ảnh của một số công trình kiến trúc (ảnh thực tế, bản vẽ, mô hình của một số công trình kiến trúc).
  • Máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Bài thuyết trình (hình thức trình chiếu PowerPoint hoặc trên giấy khổ A0 tuỳ yêu cầu GV và điều kiện của nhà trường).
  • Hình ảnh công trình yêu thích để mô phỏng lại.
  • Bút, giấy, thước phục vụ cho việc mô phỏng công trình bằng bản vẽ.
  • Dụng cụ, vật liệu làm mô hình (ưu tiên vật liệu có sẵn, vật liệu tái chế).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được khái niệm và cách phân loại không gian kiến trúc.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thuyết trình về nội dung “Không gian kiến trúc”.
  3. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình có ví dụ minh hoạ của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV khởi động máy chiếu (hoặc giá treo giấy A0). Lựa chọn nhóm lên trình bày.

- GV lưu ý HS:

+ Một số gợi ý trong triển khai nội dung bài thuyết trình “Không gian kiến trúc”:

  • Em hiểu thế nào là không gian kiến trúc?
  • Không gian kiến trúc được phân loại như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
  • Yếu tố nào được coi là quan trọng nhất trong một không gian kiến trúc?

+ Việc trình bày có phần tư liệu ảnh sưu tầm của nhóm.

+ Nhiệm vụ này HS thực hiện theo nhóm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nộp báo cáo phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tham gia của HS trong lớp.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về nội dung “Không gian kiến trúc”.

- GV yêu cầu HS các khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV căn cứ vào phần trình bày của HS, GV đưa ra kết luận ở từng nội dung.

+ Phần nhận xét của GV trên cơ sở bám sát nội dung bài thuyết trình, xác thực thông tin. Nhận xét mang tính xây dựng, hướng đến những kĩ năng, cách thức tìm đến, nhận biết tri thức. Tránh những nhận xét mang tính triệt tiêu sự ham thích, tìm hiểu của HS.

+ Trong phần nhận xét có lồng ghép việc trả lời câu hỏi ở phần này trong SGK.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các công trình kiến trúc và cách thiết kế một công trình kiến trúc qua Bài 2 – Công trình kiến trúc này nhé!

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được:

- Ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật kiến trúc.

- Các phương pháp thể hiện ý tưởng kiến trúc.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về: “Ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật kiến trúc” và “Các phương pháp thể hiện ý tưởng kiến trúc” thông qua các hoạt động thuyết trình và thực hành trên lớp.
  2. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trình bày thực hành mô phỏng lại một công trình kiến trúc bằng bản vẽ và mô hình.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu về các ngôn ngữ tạo hình một công trình kiến trúc trong SGK tr.15, 16.

+ Tìm hiểu về các bộ phận cơ bản của công trình kiến trúc trong SGK tr.17 – 19.

+ Tìm hiểu về nội dung bản vẽ cán thể hiện và các bước làm mô hình mô phỏng công trình kiến trúc trong SGK tr.20 – 24.

- GV hướng dẫn HS quan sát ảnh công trình kiến trúc thực tế để nắm bắt được các hình khối, đường nét và các bộ phận của công trình đó trước khi thực hiện mô phỏng.

- GV yêu cầu HS thực hiện làm mô hình.

- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình theo các hướng: trước – sau, trái – phải, trên – dưới, góc nghiêng.

- GV yêu cầu HS vẽ lại thành các bản vẽ: mặt bằng, mặt đứng bên, phối cảnh.

- GV lưu ý HS: Ưu tiên vật liệu có sẵn, vật liệu tự nhiên, vật liệu tái chế trong thực hành làm mô hình mô phỏng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chuẩn bị tư liệu ảnh, bản vẽ của công trình kiến trúc mình thích để mô phỏng.

- HS thực hiện mô phỏng lại công trình có sân vườn bằng bản vẽ và mô hình.

- GV quan sát, hỗ trợ giải đáp về kĩ thuật đối với từng trường hợp nhưng không can thiệp hay thực hiện thay HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS thuyết trình về phần thực hành mô phỏng của mình.

- GV mời 2 – 3 HS giới thiệu bản vẽ và mô hình mô phỏng công trình kiến trúc của mình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có) cho phần trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức cho phần trình bày của HS.

 

1. Ngôn ngữ tạo hình công trình kiến trúc

- Nghệ thuật kiến trúc còn gọi là “nghệ thuật tổ chức không gian – hình khối”.

- Các hình khối cơ bản:

+ Hình khối chóp: Kim tự tháp Ai Cập...

+ Hình khối trụ: nhà thờ ở học viện MIT, Hoa Kì.

+ Hình khối lập phương: các ngôi nhà...

- Nghệ thuật điêu khắc và hội họa có mối quan hệ gần gũi với nghệ thuật kiến trúc, góp phần tô điểm và làm đẹp cho các công trình kiến trúc cả về hình thức bên trong lẫn bên ngoài.

2. Các bộ phận của công trình kiến trúc

- Các bộ phận chính:

+ Móng: làm bộ phận nằm ở dưới cùng của ngôi nhà, chịu trọng tải của toàn bộ công trình.

+ Sàn: là bộ phận đặt theo phương ngang, chịu tải trọng từ các hoạt động của con người và các thiết bị, đồ đạc ở bên trên.

+ Tường, cột: là kết cấu đỡ rầm, sàn, mái và truyền tải trọng của chúng xuống móng. Ngoài chức năng chịu lực, tường còn có tác dụng ngăn che.

+ Mái: là phần trên cùng của công trình, có tác dụng che mưa, nắng... Hình thức mái phổ biến là mái bằng hoặc mái dốc.

+ Các bộ phận khác: cửa đi, cửa sổ, hành lang, ban công, cầu thang...

- Với các công trình có không gian rộng lớn như nhà hát, nhà thi đấu, nhà ga... thường áp dụng kiểu kết cấu không gian:

+ Sườn không gian ba chiều: phỏng theo cấu trúc của xương khớp động vật.

+ Hình thức mặt xếp: phỏng theo cấu trúc của một số loại lá.

+ Hình thức vỏ mỏng: phỏng theo cấu trúc vỏ trứng, vỏ sò, sọ động vât.

+ Hình thức kết cấu dây căng: phỏng theo cấu trúc của mạng nhện.

3. Các bước thiết kế một công trình kiến trúc

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế

+ Liệt kê các ý tưởng, mong muốn và nhu cầu của khách hàng.

+ Thu thập thông tin và khảo sát hiện trạng khu đất xây dựng để có cơ sở đưa ra những ý tưởng thiết kế phù hợp.

- Giai đoạn 2: Phát triển ý tưởng:

+ Thiết lập các giải pháp tổ chức không gian, thiết kế hình khối, màu sắc, vật liệu... cho công trình.

+ Thực hiện bằng phương pháp vẽ phác thảo trên giấy hoặc làm mô hình.

- Giai đoạn 3: Thể hiện ý tưởng thiết kế:

+ Phương tiện phổ biến để thể hiện các ý tưởng thiết kế chính là hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc bao gồm:

·        Hình ảnh biểu diễn hình dạng.

·        Kích thước các thành phần bộ phận của công trình.

+ Các bản vẽ kiến trúc công trình bao gồm:

·        Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

·        Bản vẽ thể hiện các hình chiếu của công trình kiến trúc: mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt, phối cảnh.

·        Bản vẽ chi tiết cấu tạo trong công trình kiến trúc...

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay