Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Thiết kế mẫu thời trang đơn giản (10 tiết)

Giáo án bài 2: Thiết kế mẫu thời trang đơn giản (10 tiết) mĩ thuật 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Thiết kế mẫu thời trang đơn giản (10 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

BÀI 2: THIẾT KẾ MẪU THỜI TRANG ĐƠN GIẢN

(10 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Đặc điểm của các dụng cụ sử dụng để vẽ thiết kế mẫu thời trang.
  • Có kiến thức ban đầu về các yếu tố tạo hình cơ bản liên quan đến thiết kế.
  • Nắm được các bước thiết kế trang phục đơn giản.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận biết được vai trò các loại dụng cụ vẽ, hình thức về thiết kế thời trang.
  • Nắm bắt được kiến thức cơ bản về sử dụng các yếu tố tạo hình liên quan đến thiết kế.
  • Có kĩ năng cơ bản để thực hành được các bước vẽ thiết kế trang phục đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Bước đầu có tư duy thiết kế trong vẽ thiết kế trang phục đơn giản.
  • Có thêm tình yêu với ngành Thiết kế thời trang khi tự mình thiết kế những sản phẩm thời trang đúng với ý tưởng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số thiết kế chụp của HS, của các nhà thiết kế.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Bài thuyết trình, sưu tầm hình ảnh.
  • Chuẩn bị dụng cụ vẽ để thực hành thiết kế mẫu thời trang đơn giản.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số đặc điểm chung của dụng cụ vẽ và hình thức thực vẽ thiết kế như: dụng cụ vẽ thiết kế bằng tay, các phần mềm vẽ thiết kế trên máy tính,...
  2. Nội dung: GV cho HS quan sát, tìm hiểu và đặt câu hỏi để làm rõ tính chất của các dụng cụ vẽ chuyên dụng tác động đến quá trình vẽ thiết kế:

+ Dụng cụ chuyên dụng để vẽ thiết kế thời trang là gì?

+ Có các hình thức vẽ thiết kế nào?

+ Đặc trưng của chất liệu màu nước, chì nước trong vẽ thiết kế thời trang là gì? Có loại màu nào có thể thay thế cho màu nước, chì nước không?

  1. Sản phẩm học tập: Nhận biết và có hiểu biết về nội dung theo yêu cầu.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: trình chiếu một số hình ảnh vẽ thiết kế các lĩnh vực trong ngành Thiết kế thời trang bằng màu nước, chì nước như:

+ Vẽ thiết kế trang phục thời trang nam/ nữ bằng màu nước, chì nước.

+ Vẽ thiết kế phụ kiện thời trang bằng màu nước, chì nước.

+ Vẽ thiết kế trang sức bằng màu nước, chì nước.

- Với mỗi hình ảnh minh hoạ, GV mời HS nhận xét để làm rõ yếu tố tác động của màu chuyên dụng đến chất lượng của sản phẩm vẽ thiết kế, phân tích sự khác biệt so với những loại màu các bạn đã dùng trước đây. Bên cạnh đó, giới thiệu thêm lựa chọn màu Marker, loại bút màu dạ còn dễ sử dụng và đang rất được ưa chuộng hiện nay.

- So sánh, đối chiếu với kết quả vẽ thiết kế ở bài 1:

+ GV trình chiếu kết quả ở hoạt động Vận dụng, bài 1 và đặt câu hỏi trong SGK về dụng cụ thiết kế mẫu thời trang cơ bản phù hợp với điều kiện học tập của các em.

+ HS căn cứ vào kiến thức đã học để trả lời.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế, đọc thông tin SGK tr.14, 15 để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết về đặc điểm chung của dụng cụ vẽ và hình thức thực vẽ thiết kế.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Căn cứ ý kiến của H, GV nhận xét và kết luận: Có nhiều yếu tố tác động đến việc thể hiện vẽ thiết kế sản phẩm thời trang như: giấy vẽ, bút chì, tẩy, các loại màu... nhưng nhấn mạnh đến chất liệu màu nước, chỉ nước. Là loại màu chuyên dụng cho kết quả thể hiện trong trẻo, phù hợp để diễn tả các loại chất liệu trong cuộc sống. Ngoài màu nước, còn có thêm lựa chọn là bút màu dạ cồn Marker đang rất phổ biến. Đây là những loại màu dùng để thực hành ở nội dung sẽ được làm rõ trong hoạt động 2.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu các khái niệm cơ bản về thời trang và thiết kế thời trang. Ngày hôm nay, chúng ta hãy nhau thực hành Bài 2 – Thiết kế mẫu thời trang đơn giản này nhé!

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS nắm bắt được các yếu tố tác động đến việc vẽ thiết kế thời trang như: hình khối, đường nét, màu sắc, bố cục.

- Biết được các bước thiết kế trang phục đơn giản.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành sưu tầm hình ảnh theo các nội dung: hình khối, đường nét, màu sắc, bố cục, ý tưởng, cách thể hiện.
  2. Sản phẩm học tập:

- Hình ảnh sản phẩm thời trang thể hiện được các yêu cầu cơ bản về: hình khối, đường nét, màu sắc, bố cục.

- Vẽ thiết kế được trang phục đơn giản.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hình khối trang phục cơ bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về sự cần thiết của việc nhận biết hình khối, hình khối trang phục qua nội dung, hình minh họa SGK tr.17

- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm: Xác định hình khối của những bộ trang phục dưới đây:

- GV lưu ý: giúp HS nhận biết các hình khối sử dụng trong trang phục sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Cấu trúc cơ thể người.

+ Mục đích sử dụng (trang phục dạo phố thường dùng những hình khối như thế nào...).

+ Ý tưởng thiết kế.

- GV giới thiệu về sự cần thiết của việc nhận biết hình cắt bóng trang phục qua nội dung, hình minh họa trong SGK tr.18.

- GV giới thiệu thêm một số hình cắt bóng trang phục để HS nhận biết:

- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm: Thực hành xác định hình cắt bóng của những bộ trang phục sau đây:

- GV lưu ý: thông qua hình bóng cắt mà HS đã xác định từ hình ảnh minh hoạ, yêu cầu HS vẽ thể hiện ba phương án khác nhau như nội dung minh hoạ trong SGK. Bước đầu hình thành tư duy thiết kế từ hình bóng cắt.  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, trao đổi trong nhóm và xác định hình khối và hình cắt bóng của trang phục.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Nhóm cử đại diện trình bày trước lớp: xác định hình khối và hình cắt bóng của trang phục.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

Nhiệm vụ 2: Đường nét trên trang phục

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu 2 loại đường nét cơ bản trong thiết kế thời trang là đường kết cấu và đường trang trí. Trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm ở mỗi loại đường nét.

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Xác định đường kết cấu từ chính trang phục mà HS đang mặc.

+ Xác định đường trang trí từ chính trang phục mà HS đang mặc.

- GV yêu cầu HS thực hành: Vẽ một kiểu trang phục có sử dụng yếu tố đường nét.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát thông tin và hình ảnh SGK tr.19 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- HS thực hành vẽ trang phục có sử dụng yếu tố đường nét.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi được giao.

- GV mời 1 – 2 HS trình chiếu sản phẩm thực hành vẽ trước lớp.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

Nhiệm vụ 3: Màu sắc trong trang phục

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về yếu tố màu sắc trong trang phục trong SGK tr.20

- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS hoạt động cá nhân/ nhóm: Thực hành sắp xếp hình ảnh để thể hiện một số nguyên tắc phối màu trong thiết kế thời trang.

­- GV hướng dẫn HS thực hành theo 2 phương án sau:

+ HS/ nhóm HS lựa chọn nguyên tắc phối màu có những yếu tố phù hợp/ yêu thích để nhận biết.

+ GV cho HS/ nhóm HS bốc thăm để lựa chọn dạng nguyên tắc phối màu để tìm kiếm, nhận biết.

- GV trình chiếu một số hình ảnh tập hợp của HS:

+ Lựa chọn, sắp xếp đúng nguyên tắc phối màu.

+ Lựa chọn, sắp xếp chưa đúng nguyên tắc phối màu.

- GV yêu cầu HS phân tích, thảo luận và rút ra những kinh nghiệm, lưu ý cần ghiết khi nhận biết các nguyên tắc phối màu trên trang phục.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát thông tin và hình ảnh SGK tr.20, 21 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- HS thực hành phối màu trong thiết kế thời trang.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình chiếu sản phẩm thực hành vẽ phối màu trong thiết kế thời trang.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

Nhiệm vụ 4: Bố cục trong thiết kế trang phục

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về bố cục trong thiết kế trang phục trong SGK tr.22.

- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS hoạt động cá nhân/ nhóm:

+ Phân tích trực tiếp trên hình ảnh những yếu tố tác động đến bố cục.

+ Thực hành lựa chọn, sắp xếp hình ảnh để thể hiện một số dạng bố cục thường gặp trong thiết kế thời trang.

- GV gợi ý HS thực hành theo 1 trong 2 phương án:

+ HS/ nhóm HS lựa chọn dạng bố cục có những yếu tố phù hợp/ yêu thích để nhận biết, thảo luận.

+ GV cho HS/ nhóm HS bốc thăm để lựa chọn dạng bố cục để nhận biết, thảo luận.

- GV yêu cầu HS phân tích, thảo luận và rút ra những kinh nghiệm/ lưu ý cần thiết khi nhận biết các dạng bố cục trang phục.

- GV giao nhiệm vụ cho HS (có thể hoạt động ở nhà): Vẽ phác thảo trang phục có sử dụng các dạng bố cục như nội dung thực hành trong SGK.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát thông tin và hình ảnh SGK tr.22 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV trình chiếu một số hình ảnh tập hợp của các nhóm:

+ Lựa chọn, sắp xếp đúng các dạng bố cục trang phục.

+ Lựa chọn, sắp xếp chưa đúng các dạng bố cục trang phục.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS phát biểu ý kiến cá nhân và rút ra những kinh nghiệm/ lưu ý cần thiết khi nhận biết các dạng bố cục trang phục.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày trên sản phẩm của HS.

Nhiệm vụ 5: Các bước thiết kế trang phục đơn giản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc vào quan sát thông tin trong SGK tr.23, 24 và phân tích để làm rõ từng bước:

+ Bước 1: Lựa chọn đối tượng và mẫu thời trang thiết kế

·        Lựa chọn đối tượng thiết kế: nam/ nữ.

·        Lựa chọn loại trang phục: dạo phố/ dạ hội....

+ Bước 2: Xây dựng ý tưởng thiết kế

·        Ý tưởng xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống (ví dụ: thiết kế mẫu thời trang lấy ý tưởng từ cỏ cây, hoa lá, sinh vật dưới biển, muông thủ trên rừng...).

+ Bước 3: Phác thảo thiết kế

·        Cách chia tỉ lệ dáng người.

·        Cách lấy đầu người làm quy chuẩn thiết lập tỉ lệ dáng người.

·        Cách lắp trang phục vào dáng người.

- GV hướng dẫn HS quan sát cách hoàn thiện vẽ phác thảo theo ý tưởng của HS trong SGK, sau đó phân tích làm rõ:

+ Lên ý tưởng.

+ Sử dụng nét để phác hình.

+ Vận dụng những yếu tố, hình khối, đường nét, màu sắc, bố cục để thể hiện.

+ Hoàn thiện mẫu vẽ phác thảo thiết kế đơn giản.

- GV yêu cầu HS mô tả các bước và thực hành để có được những hiểu biết về các thao tác cần thiết trong thực hành SPMT thiết kế trang phục đơn giản.

- GV lưu ý HS những vấn đề sau:

+ Ở bước vẽ hoàn thiện mẫu phác thảo theo ý tưởng của HS, cần giao cho HS tìm hiểu trước về cách sử dụng màu nước.

+ Khi vẽ phác thảo mẫu trang phục đơn giản cần chú ý đến yếu tố hình khối, đường nét, màu sắc, bố cục để tránh phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần.

+ Khi vẽ chi tiết cần lưu ý đến tính trang trí cho phù hợp, tránh vẽ nhiều nét mà không vận dụng những yếu tố tạo hình làm rối mẫu.

+ Phần hoàn thiện cần lưu ý vẽ diễn tả chất ở trang phục để có những cảm xúc cơ bản về các chất liệu khác nhau, tránh bị đều, đặc quá.

- GV tổ chức hoạt động cho HS: Trao đổi về cách dựng hình dáng người, cách hình thành ý tưởng, vận dụng các yếu tố tạo hình để thực hiện SPMT vẽ thiết kế trang phục theo khả năng và sự chuẩn bị vật liệu của bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát thông tin và hình ảnh SGK tr.23, 24 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- HS thực hiện hoạt động trao đổi trong nhóm, các nhóm trao đổi trước lớp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phân tích các bước thiết kế thời trang.

- GV mời 1 – 2 HS báo cáo hoạt động thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, qua sát, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

NHẬN BIẾT

1. Hình khối trang phục cơ bản

a. Hình khối

- Hình khối là một vùng diện tích ba chiều được giới hạn bằng đường viền hay bằng chính diện tích của vật thể đó.

- Các loại hình khối cơ bản: Khối hộp vuông, khối cầu, khối chóp nón...

b. Hình khối trang phục

- Trên mỗi trang phục được cấu tạo bởi nhiều loại hình khối kết hợp với nhau, các hình khối

trang phục cần phải trùng khớp với hình khối cơ thể người.

- Để tạo được hình khối thời trang:

+ Kết hợp các hình khối cơ bản.

+ Biến đổi cho các hình khối cứng hoặc mềm để tạo ra nhiều kiểu dáng.

- Các yếu tố của hình khối trang phục:

+ Cấu trúc cơ thể.

+ Mục đích sử dụng.

+ Ý tưởng thiết kế.

c. Vẽ phác thảo trang phục

- Hình cắt bóng:

+ Quan sát một hình khối bất kì, bóng cắt là hình chiếu của hình khối đó trên mặt phẳng đối diện.

+ Tất cả các phụ kiện mặc trên người cùng quần áo khi chiếu lên không gian tạo thành bóng cắt của trang phục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đường nét trên trang phục

- Trang phục có 2 loại đường cơ bản:

+ Đường kết cấu: là đường viền bao ngoài, những đường lo, đường ráp của trang phục.

+ Đường trang trí: là những đường được nhà thiết kế đưa vào nhằm tăng tính thẩm mĩ của trang phục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Màu sắc trong trang phục

- Vòng tròn màu sắc:

- Nguyên tắc phối màu cơ bản trong thời trang

+ Phối màu đơn màu: sử dụng một màu sắc bất kì trên vòng tròn đơn sắc.

+ Phối màu tương đồng: phối các màu ở vị trí liền kề nhau trên vòng tròn màu sắc, sử dụng 2 màu có sắc diện gần nhau hoặc cùng một sắc nhưng khác nhau về độ sáng tối.

+ Phối màu tương phản: phối 2 màu ở vị trí đối xứng qua tâm vòng tròn màu sắc.

+ Phối màu bộ ba: phối 3 màu ở vị trí có khoảng cách khác hoặc bằng nhau tạo thành hình tam giác trên vòng tròn màu sắc.

+ Phối màu bộ bốn: phối 4 màu ở vị trí cách nhau một khoảng nhất định trên vòng tròn màu sắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Bố cục trong thiết kế trang phục

- Bố cục trong thiết kế trang phục là sự kết hợp tất cả các yếu tố tạo hình: hình khối, đường nét, màu sắc... để tạo nên bộ trang phục.

- Các dạng bố cục trong thiết kế trang phục:

+ Bố cục cân đối: Các yếu tố tạo hình được sắp xếp cân bằng về vị trí, đối xứng nhau qua đường trục (thông thường là trục đứng).

+ Bố cục lệch: Các yếu tố tạo hình được sắp xếp không đối xứng, các chi tiết được đặt lệch về một phía so với trục đứng.

+ Bố cục hàng lối: Sắp xếp các yếu tố tạo hình, chi tiết theo hàng lối, tầng lớp về một hướng, có thể là hàng dọc, hàng nganh hoặc đường chéo.

+ Bố cục tự do: Sắp xếp yếu tố tạo hình ngoài các quy luật trên theo sáng tạo cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các bước thiết kế trang phục đơn giản

- Lựa chọn đối tượng và mẫu thời trang thiết kế.

+ Đối tượng: nam, nữ...

+ Loại trang phục: trang phục dạo phố, dạ hội...

- Xây dựng ý tưởng thiết kế.

+ Tập hợp những suy nghĩ nảy sinh cho chủ đề bộ sưu tập hay sản phẩm thời trang: màu sắc, chất liệu...

+ Ý tưởng thiết kế xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống: từ thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày...

- Phác thảo thiết kế.

+ Phác thảo dáng người: tỉ lệ người trong phác thảo cao hơn tỉ lệ người thực tế: cơ thể có chiều cao 8 – 9 đầu.

+ Kết hợp các yếu tố tạo hình để vẽ hoàn thiện phác thảo.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay