Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Khái quát về nghệ thuật điêu khắc (5 tiết)
Giáo án bài 1: Khái quát về nghệ thuật điêu khắc (5 tiết) sách mĩ thuật 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Khái quát về nghệ thuật điêu khắc (5 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG: ĐIÊU KHẮC (16 tiết)
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
(5 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
- Giới thiệu nghệ thuật điêu khắc qua một số công trình, tác phẩm.
- Đặc điểm của điêu khắc thông qua một số thể loại.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
- Năng lực riêng:
- Biết được khái quát về nghệ thuật điêu khắc.
- Nhận biết được đặc điểm của điêu khắc thông qua một số thể loại.
- Xác định được tên gọi và dấu hiệu nhận biết tác phẩm điêu khắc.
- Nhận xét, trao đổi và viết bài luận thể hiện hiểu biết của bản thân về điêu khắc.
- Phẩm chất
- Có hiểu biết ban đầu về một số nội dung liên quan đến đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc, từ đó hình thành tình cảm đối với loại hình mĩ thuật này.
- Thưởng thức nghệ thuật điêu khắc một cách có ý thức.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Một số ảnh chụp tác phẩm điêu khắc (hoặc sản phẩm/tác phẩm điêu khắc).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Bài thuyết trình
- Ảnh tư liệu về tác phẩm / công trình điêu khắc đã sưu tầm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố những kiến thức về điêu khắc đã được học như : khái niệm, thể loại, di vật.
- Nội dung: GV tổ chức cho các nhóm HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan như:
- Một số di vật, tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của một số nền văn hóa trên thế giới.
- Một số di vật, tác phẩm điêu khắc tiêu biểu ở Việt Nam qua một số thời kì.
- Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc tư liệu, hình ảnh SGK tr.5-8, kết hợp sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Nhóm 1: Trình bày về nội dung “Một số di vật, tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của một số nền văn hóa trên thế giới”.
+ Nhóm 2: Trình bày về nội dung “Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu ở Việt Nam qua một số thời kì”.
- GV hướng dẫn các nhóm một số nội dung trong bài thuyết trình:
+ Một số di vật, tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của một số nền văn hoá trên thế giới.
- Những di vật, tác phẩm điêu khắc này ở nên văn hoá nào?
- Đối tượng thể hiện của những di vật, tác phẩm điêu khắc này là gì?
- Chất liệu của những di vật, tác phẩm điêu khắc này là gì?
+ Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu ở Việt Nam qua một số thời kì.
- Em biết những tác phẩm điêu khắc thời kì cổ đại nào ở Việt Nam?
- Em biết những tác phẩm điêu khắc thời kì trung đại nào ở Việt Nam?
- Em biết những tác phẩm điêu khắc thời kì hiện đại nào ở Việt Nam?
- Ở địa phương của em có những công trình, sản phẩm, tác phẩm điêu khắc nào? (Các địa điểm như bảo tàng, quảng trường, vườn hoa, đường phố, đình làng).
- GV lưu ý HS: việc trình bày có phần tư liệu ảnh sưu tầm của nhóm để minh họa cho nội dung trình bày.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nộp danh các nhóm nộp danh sách của các thành viên trong nhóm.
- HS đọc thông tin SGK tr.5-8, sưu tầm thông tin, hình ảnh và thảo luận nhóm theo các nội dung, câu hỏi gợi ý GV đưa ra GV đưa ra.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:
+ Việc chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.
+ Sự tham gia tích cực của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Sự tham gia của HS trong lớp.
+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 nhóm thuyết trình trước lớp nội dung đã thảo luận:
+ Nhóm 1: Trình bày về nội dung “Một số di vật, tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của một số nền văn hóa trên thế giới”.
+ Nhóm 2: Trình bày về nội dung “Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu ở Việt Nam qua một số thời kì”.
- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến và đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức cho phần trình bày của 2 nhóm.
- GV kết luận, chốt lại kiến thức:
+ Điêu khắc là nghệ thuật khai thác hình tượng đa chiều trong không gian (chiều ngang - chiều dọc - chiều sâu).
+ Điêu khắc xuất hiện từ thời kì tiền sử dưới hình thức nghệ thuật thô sơ như tượng và vật trang trí bằng đá. Cùng với sự phát triển của các nền văn minh, các tác phẩm điêu khắc được sáng tạo nhằm thể hiện quan niệm về con người, thế giới theo những cách khác nhau.
+ Tác phẩm điêu khắc có chức năng thông tin, làm thay đổi giá trị không gian mà nó xuất hiện.
Một số di vật, tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của một số nền văn hóa trên thế giới
+ Những tác phẩm điêu khắc thời kì đầu: tượng gốm nhỏ của nền văn minh Trung Hoa cổ đại, tượng các vị vua của nền văn minh Ai Cập, tượng đá của nền văn minh người Mai-a ở khu vực Trung Mỹ.
+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại: những tác phẩm điêu khắc lớn như tượng Nhân sư trước kim tự tháp Kha-phơ, bốn tượng Ram-xeo, rất nhiều những tượng vừa và nhỏ được làm tinh xảo: tượng đồng vương hậu Ca-rô-ma-ma, tượng gỗ Sai-khơ eo Bê-lét, phù điêu đá vôi Ti-gra-nê Pát-ha,…
+ Nền văn minh Hy Lạp:
- Có ảnh hưởng đến nền văn hoá của nhiều nước trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực điêu khắc.
- Những di sản mĩ thuật điêu khắc được tìm thấy thường bằng chất liệu đá cẩm thạch và đồng, thể hiện hình tượng các vị thần, anh hùng, sinh vật thần thoại, ...
Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu ở Việt Nam qua một số thời kì
+ Nghệ thuật tạo hình truyền thống ở Việt Nam xuất hiện từ những hình chạm, khắc trên vách hang đá thời kì Văn hoá Hoà Bình đến văn hoá Đông Sơn (niên
kéo đài trong địa bàn, thể hiện những giá trị đặc sắc qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
+ Điêu khắc hiện đại Việt Nam được hình thành trên cơ sở chú trọng đào tạo nghệ sĩ trong một nền nghệ thuật mới:
- Nhân vật được tạo hình với cấu trúc vững chắc, kết hợp giữa diễn tả và gợi tả nhằm phản ánh hiện thực, tạo nên một hướng đi mang đặc trưng riêng.
- Có sự thay đổi cả về chất liệu, cách thể hiện và thị hiếu trong thưởng thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khái quát về nghệ thuật điêu khắc.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được:
- Đặc điểm của khối trong điêu khắc.
- Một số thể loại trong điêu khắc.
- Tạo được một số dạng khối bằng đất nặn.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành về đặc điểm của ngôn ngữ điêu khắc, đó là một số dạng khối có cấu trúc hiển thị rõ như khối nổi - khối chìm; hay những khối có cấu trúc cho cảm giác tương phản như: khối cứng - khối mềm, khối tĩnh - khối động.
- Sản phẩm: Sản phẩm tạo khối theo yêu cầu.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS một số tác phẩm điêu khắc thể hiện một số biểu hiện đặc điểm riêng về một số cặp khối tương phản như: + Khối nổi - khối chìm (khối dương – khối âm). + Khối cứng - khối mềm. + Khối tĩnh - khối động - GV yêu cầu HS quan sát và phân tích theo từng cặp khối để thấy được sự khác nhau. - GV lưu ý HS: + Tìm hiểu kĩ cấu trúc khối tạo cảm giác về cứng - mềm, tĩnh - động, lưu ý các đường nét chu vi của khối. + HS thực hành tạo một SPMT có dạng khối đó và trình bày hiểu biết của mình về những đặc điểm của loại khối có trong sản phẩm thực hành. Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát một số tác phẩm điêu khắc thể hiện một số biểu hiện đặc điểm riêng về một số cặp khối tương phản. - HS quan sát và phân tích theo từng cặp khối để thấy được sự khác nhau. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày, phân tích đặc điểm của một số cặp khối tương phản. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Thể loại điêu khắc là những hình thức biểu hiện cơ bản của điêu khắc vừa chịu ảnh hưởng khách quan của đối tượng cần phản ánh vừa bị chi phối bởi quyết định của nghệ sĩ sẽ quyết định kích thước, chất liệu, ngôn ngữ biểu hiện trong một tác phẩm. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh của một số thể loại chính trong nghệ thuật điêu khắc: + Phù điêu: + Tượng: + Tượng đài: - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh, kết hợp đọc thông tin tư liệu và làm rõ một số thể loại trong điêu khắc như: phù điêu, tượng, tượng đài. - GV hướng dẫn các nhóm trao đổi, thảo luận: + Phân tích sự khác nhau giữa tượng và tượng đài để thấy được không gian, quy mô, ý nghĩa khác nhau giữa hai thể loại này. - GV lưu ý HS: + Điểm cộng cho phần trình bày chính là mỗi nhóm có phần tư liệu ảnh sưu tẩm về tác phẩm điêu khắc ở Việt Nam hay trên thế giới. + Đặc điểm của nghệ thuật điêu khác nên phân tích một số tác phẩm tiêu biểu theo hướng: ● Sử dụng kiến thức trong sách để tìm hiểu những đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc qua những tác phẩm này. ● Giới thiệu một số nhà điêu khắc thành danh (trên thế giới và Việt Nam) với những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh của một số thể loại chính trong nghệ thuật điêu khắc - HS thảo luận theo nhóm, phân tích làm rõ một số thể loại trong điêu khắc như: phù điêu, tượng, tượng đài. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS phân tích làm rõ một số thể loại trong điêu khắc như: phù điêu, tượng, tượng đài. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến và đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc phân chia thể loại điêu khắc mang tính tương đối và được xác định bởi đặc điểm đối tượng, ý đồ và phương pháp thể hiện tác phẩm của tác giả. - GV chuyển sang nội dung mới. | NHẬN BIẾT Một số hình thức biểu đạt của khối Khối nổi – khối chìm (khối dương – khối âm) - Khối nổi (khối dương): là khối được đắp lên từ mặt phẳng của vật thể như những hoa văn, hình thể trang trí trên phù điêu. - Khối chìm (khối âm): là khối được đục, khoét sâu vào vật thể. Sự tác động của ánh sáng vào các khối nổi hay chìm theo các chiều, hướng khác nhau sẽ tạo nên hiệu quả thẩm mĩ, cảm xúc nghệ thuật khác nhau. Khối cứng – khối mềm - Khối cứng: +Là khối có những cạnh là đoạn thẳng, có góc cạnh, + Tạo cho người xem cảm giác vững chắc. - Khối mềm: là những khối có hình dáng lồi, lõm, tạo cảm giác nhịp điệu và tiết tấu của khối luôn thay đổi. Khối động – khối tĩnh - Khối động: là khối có các thành phần cấu tạo như đường nét, hình, khối mang những độ chênh lệch về tính chất và kích thước giữa chúng với nhau để tạo nên những góc xiên với mặt nằm ngang. - Khối tĩnh: là khối có tỉ lệ giữa các cạnh và hình dáng cấu tạo tương đối cân bằng, không có sự chuyển hướng đột ngột.
Một số thể loại trong điêu khắc - Phù điêu: + Là khái niệm chỉ những tác phẩm điêu khắc được thực hiện bằng hình thức đắp nỏi hoặc khoét lõm. ● Chiều dài, chiều rộng là cố định; phần nổi và chìm phụ thuộc vào ý tưởng sáng tạo hoặc chủ đích cần biểu đạt trong một cảnh quan nhất định. ● Các biểu hiện đặc trưng của phù điêu như: nhịp điệu, tiết tấu của hình khối, nét nhằm thể hiện những lớp không gian có tính ước lệ. + Đặc điểm: ● Triển khai bố cục trên mặt phẳng, có sự nhịp nhàng về đường nét, phong phú về hình khối. ● Các mảng đặc, mảng trống và cách diễn tả đường nét có tính trang trí cao để tổng thể không bị vụn vặt hay tạo cảm giác chật chội, gò bó. - Tượng: + Là khái niệm chỉ những tác phẩm điêu khắc được tạo tác bởi các hình thức như: tạc, nặn, đúc,... + Được nhận diện bởi ba yếu tố: khối - chất liệu - không gian (chiều ngang - chiều dọc - chiều sâu). - Tượng đài : + Là công trình văn hoá nghệ thuật biểu hiện nội dung tư tưởng và tinh thần thời đại, mang hình thái xã hội đương thời, được thể hiện bằng chất liệu bền vững. + Là bộ phận cấu thành của không gian kiến trúc đô thị và cảnh quan thiên nhiên, có quy mô và hình thức nghệ thuật hoành tráng, tác động đến nhận thức của xã hội. - Một số nhà điêu khắc nổi tiếng: + Trên thế giới: ● Michelangelo (1475 - 1564) ● Auguste Rodin (1840 - 1917) ● Constantin Brancusi (1876 - 1957) ● Henry Moore (1898 - 1986) ● Alberto Giacometti (1901 - 1966) ● Louise Bourgeois (1911 - 2010) ● Sol LeWitt (1928 - 2007) + Ở Việt Nam: ● Phạm Gia Giang (1912 - ...) ● Nguyễn Thị Kim (1917 - 2011) ● Diệp Minh Châu (1919 - 2002) ● Lê Công Thành (1931 - 2019) ● Nguyễn Hải (1933 - 2012) ● Hứa Tử Hoài (1940 - 2008) ● Tạ Quang Bạo (1941 - 2008)
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất