Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

Đề số 04

Câu 1: Trong bài phân tích của Văn Giá, cái chết của Lão Hạc mang thông điệp gì?

A. Sự chấm dứt của một cuộc đời khốn khổ

B. Biểu tượng cho lòng tự trọng và nhân phẩm

C. Sự phản kháng âm thầm của người nông dân

D. Cả B và C đúng

Câu 2: Câu nào sau đây là câu cảm?

A. Bạn có khỏe không?

B. Hãy giúp tôi một tay!

C. Trời ơi, đẹp quá!

D. Tôi là học sinh lớp 8.

Câu 3: Trong câu “Chà, hôm nay trời đẹp quá!”, từ "Chà" thuộc thành phần biệt lập nào?

A. Thành phần tình thái.

B. Thành phần cảm thán.

C. Thành phần phụ chú.

D. Thành phần gọi – đáp.

Câu 4: Thành phần biệt lập tình thái thể hiện điều gì?

A. Cảm xúc của người nói

B. Cách nhìn nhận, đánh giá sự việc

C. Nội dung bổ sung thêm thông tin

D. Sự duy trì mạch hội thoại

Câu 5: Thành phần biệt lập nào được dùng trong câu sau: "Hình như hôm nay trời mưa"?

A. Thành phần tình thái.

B. Thành phần cảm thán.

C. Thành phần phụ chú.

D. Thành phần gọi – đáp.

Đọc đoạn trích phân tích, bình luận về vẻ đẹp của câu thơ đầu tiên trong bài thơ Cảnh khuya và trả lời câu hỏi 6:

Câu 6: Yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ đầu tiên được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích?

A. Hai âm thanh xuất hiện trong câu thơ: tiếng suối và tiếng hát.

B. Biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu thơ.

C. Hoàn cảnh tác giả viết nên câu thơ.

D. Tâm trạng của tác giả được gửi gắm qua câu thơ.

Câu 7: Tác giả cảm nhận vẻ đẹp câu thơ thứ 2 của bài thơ Cảnh khuya như thế nào?

A. Phân tích, cảm nhận từng vế câu.

B. Phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu.

C. Hình dung, tưởng tượng ra không gian cảnh khuya mà câu thơ miêu tả.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Nội dung phần 3 của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là gì?

A. Khái quát giá trị hiện thực truyện ngắn Lão Hạc.

B. Khái quát giá trị nhân đạo truyện ngắn Lão Hạc.

C. Khái quát nghệ thuật viết truyện đầy tài hoa của Nam Cao.

D. Rút ra đặc điểm xã hội, vẻ đẹp người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp thông qua truyện ngắn Lão Hạc.

Câu 9: Theo người viết, Nam Cao đã khắc họa nhân vật lão Hạc trong những cuộc trò chuyện nào?

A. Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với lão Hạc.

B. Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với vợ của mình.

C. Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với Binh Tư.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Trong đoạn trích từ Như chúng ta thấy… đến …liên kết các điểm nhìn khác tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?

A. Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với lão Hạc à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với vợ và với Binh Tư à Tác giả nhập vào vai “ông giáo” kể lại câu chuyện ở đầu tác phẩm.

B. Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với lão Hạc à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với vợ à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với Binh Tư.

C. Chi tiết tác giả nhập vào vai “ông giáo” kể lại câu chuyện ở đầu tác phẩm à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với lão Hạc à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với vợ và với Binh Tư.

D. Chi tiết tác giả nhập vào vai “ông giáo” kể lại câu chuyện ở đầu tác phẩm à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với lão Hạc à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với vợ Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với Binh Tư.

Câu 11: Tác dụng của thành phần chuyển tiếp là gì?

A. Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc, đối tượng được nói đến trong câu.

B. Nêu ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.

C. Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

D. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 12: Thành phần phụ chú trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

A. Nói đến những đối tượng được nhắc đến ở câu trước.

B. Nhấn mạnh trách nhiệm của lớp trẻ.

C. Giới thiệu cụ thể lớp trẻ là đối tượng nào.

D. Nhấn mạnh vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.

Câu 13: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập?

A. Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hóa” nữa. (Nguyễn Đình Thi).

B. Ôi những cánh đồng quê chảy máu. (Nguyễn Đình Thi).

C. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong truyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. (Lê Minh Khuê).

D. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. (Bích Khuê).

Câu 14: Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Trần Quốc Toản là thêu sáu chữ nào?

A. Dẹp tan giặc báo ơn vua.

B. Dẹp tan giặc vì nhân dân.

C. Phá cường địch vì nhân dân.

D. Phá cường địch, báo hoàng ân.

Câu 15: Nhắc đến Trần Quốc Toản, chúng ta nhớ đến điều gì?

A. Lá cờ thêu sáu chữ vàng Phá cường địch báo hoàng ân.

B. Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

C. Trần Quốc Toản có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay