Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2

Đề số 04

Câu 1: Cái chết của Lão Hạc thể hiện điều gì?

A. Lòng tự trọng và tình yêu thương con sâu sắc

B. Sự tuyệt vọng và ích kỷ

C. Sự thờ ơ với cuộc sống

D. Nỗi hận thù với xã hội

Câu 2: Trong văn bản “Trong mắt trẻ”, khi vẽ con trăn nuốt voi, người lớn nghĩ đó là hình gì?

A. Cái mũ.

B. Con rắn.

C. Cái cặp.

D. Một ngọn núi.

Câu 3: Từ nào sau đây là từ ngữ toàn dân?

A. Cái nón.

B. Cái mấn.

C. Cái mũi tẹt.

D. Cái quài.

Câu 4: Hình ảnh “trầu” trong bài thơ mang ý nghĩa gì?

A. Chỉ sự thân mật, gần gũi.

B. Biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân.

C. Biểu tượng cho sự giàu có.

D. Chỉ một loại cây.

Câu 5: Hình ảnh “Nhân tài đất Bắc nào ai đó” mang ý nghĩa gì?

A. Ca ngợi nhân tài Bắc Kỳ.

B. Chê bai sự thiếu nhân tài.

C. Nhấn mạnh sự hiếu học.

D. Chỉ sự phồn vinh của đất Bắc.

Câu 6: Nghệ thuật tiêu biểu của truyện Lão Hạc là gì?

A. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật.

B. Lời văn tinh tế, đầy chất thơ.

C. Sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Câu văn Và các ngôi sao đều cười hiền lành sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh.

B. Ẩn dụ.

C. Nhân hóa.

D. Hoán dụ.

Câu 8: Sắp xếp những sự kiện sau để được cốt truyện của đoạn trích Trong mắt trẻ.

(1) Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé ở sa mạc Sa-ha-ra.

(2) Nhân vật “tôi” đi khoe Bức tranh số 1 của mình cho người lớn xem và hỏi họ có sợ không.

(3) Nhân vật “tôi” trở thành phi công.

(4) Hoàng tử bé nhờ nhân vật “tôi” vẽ giúp một con cừu.

(5) Nhân vật “tôi” suy nghĩ về hoàng tử bé sau khi trở về.

A. (1) à (2) à (3) à (4) à (5).

B. (5) à (4) à (3) à (2) à (1).

C. (3) à (2) à (5) à (1) à (4).

D. (2) à (3) à (1) à (4) à (5).

Câu 9: Từ ngữ trẻ trâu trong giới trẻ có ý nghĩa gì?

A. Con trâu nhỏ.

B. Tầng lớp thanh thiếu niên ngông cuồng.

C. Những bạn mới lớn khỏe khoắn.

D. Con nghé có giá trị.

Câu 10: Cho đoạn văn sau:

Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?

A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa

B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ

C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.

D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 11: Thành ngữ xanh như lá, bạc như vôi có nghĩa là gì?

A. Chỉ những người sống đơn giản.

B. Chỉ những người sống vô ơn.

C. Chỉ những người sống tình cảm, biết trân trọng tình cảm.

D. Chỉ những người sống bạc bẽo, thiếu tình người.

Câu 12: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

A. Nhân hóa vai đeo lọ, miệng thét loa; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.

B. Đảo ngữ lôi thôi, ậm ọe lên đầu câu; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.

C. Hoán dụ vai đeo lọ, miệng thét loa; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.

D. Đối lôi thôi với ậm ọe; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.

Câu 13: Trong các câu thơ dưới đây, câu nào là câu hỏi tu từ?

A. Thuyền ai đợi bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?

B. Há chẳng phải đây là xứ Phật/ Mà sao ai nấy mặt đau thương?

C. Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 14: Phân tích tác dụng của những câu hỏi tu từ trong đoạn thơ dưới đây.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 

(Nhớ rừng, Thế Lữ)

A. Thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp của rừng xanh.

B. Thể hiện nỗi nhớ nhung, tiếc nuối về một thời oanh liệt xa xưa.

C. Thể hiện nỗi niềm xót xa, đau đớn vì rừng xanh nay không còn.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 15: Phần 2 đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh kể về sự kiện gì?

A. Tôn Sĩ Nghị đem quân kéo vào thành Thăng Long.

B. Lê Chiêu Thống cùng Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy sang Trung Quốc.

C. Vua Quang Trung đánh tan quân Thanh.

D. A, C đúng.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 16:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. […]

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay