Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
Đề số 05
Câu 1: Vì sao Lão Hạc quyết định bán cậu Vàng?
A. Vì cần tiền để chữa bệnh.
B. Vì nó ăn quá nhiều.
C. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con.
D. Vì bị hàng xóm chê cười.
Câu 2: Nhân vật nào kể lại câu chuyện trong đoạn trích “Trong mắt trẻ”?
A. Hoàng tử bé.
B. Phi công.
C. Con cáo.
D. Vị vua.
Câu 3: Đối tượng mà bài thơ "Vịnh khoa thi hương" hướng đến là ai?
A. Quan lại trong triều đình.
B. Những người đi thi.
C. Chế độ thi cử thời đó.
D. Tất cả các đối tượng trên.
Câu 4: Câu nào chứa từ ngữ địa phương?
A. Em thích ăn cơm với thịt kho.
B. Hôm nay má đi chợ mua rau răm.
C. Chiếc áo này rất đẹp.
D. Bạn ấy học rất giỏi.
Câu 5: “Mời trầu” là bài thơ thuộc thể thơ nào?
A. Lục bát.
B. Ngũ ngôn.
C. Thất ngôn tứ tuyệt.
D. Song thất lục bát.
Câu 6: Câu nói sau của lão Hạc thể hiện điều gì?
Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...
A. Sự tự an ủi của lão Hạc với bản thân mình.
B. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình.
C. Sự thương tiếc của lão Hạc với cậu Vàng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Em rút ra được thông điệp gì từ đoạn trích Trong mắt trẻ?
A. Mỗi người cần phải sống có trách nhiệm.
B. Mỗi người cần cố gắng không ngừng nghỉ vì cuộc sống của mình.
C. Mỗi người cần trân trọng tình yêu của mình.
D. Hãy quan sát mọi vật bằng trái tim và tình yêu thương.
Câu 8: Sự đối lập giữa người lớn và trẻ em trong truyện Hoàng tử bé thể hiện ở đâu?
A. Thế giới người lớn thì bộn bề, phức tạp còn thế giới trẻ thơ thì đơn giản.
B. Thế giới người lớn thì đơn giản còn thế giới trẻ thơ thì bộn bề, phức tạp.
C. Thế giới người lớn thì phong phú, nhiều mơ ước còn thế giới trẻ thơ thì đơn giản, thực tế.
D. Thế giới người lớn thì thực dụng, khô khan còn thế giới trẻ thơ thì hồn nhiên, phong phú, giàu trí tưởng tượng.
Câu 9: Từ mô trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,
Cho bầy tui nghe ví,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
(Hồng Nguyên)
A. Tập hợp những tế bào có cùng một chức năng.
B. Khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh.
C. (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”.
D. (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”.
Câu 10: Câu ca dao nào sau đây có sử dụng từ địa phương?
A. Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
B. Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.
C. Mẹ già như ánh trăng khuya
Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền.
D. Biển Đông còn lúc vơi đầy
Chứ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.
Câu 11: Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện như thế nào trong bài thơ Mời trầu?
A. Bài thơ thể hiện ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
B. Bài thơ thể hiện sự trân trọng người phụ nữ, trân trọng vẻ đẹp, những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.
C. Bài thơ tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn nhẫn với người phụ nữ.
D. A, B đúng.
Câu 12: Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện như thế nào trong bài thơ Mời trầu?
A. Bài thơ thể hiện ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
B. Bài thơ thể hiện sự trân trọng người phụ nữ, trân trọng vẻ đẹp, những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.
C. Bài thơ tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn nhẫn với người phụ nữ.
D. A, B đúng.
Câu 13: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu văn dưới đây.
Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.
A. Đảo ngữ trắng tròn lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.
B. Đảo ngữ như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa lên trước chủ ngữ hoa sấuà nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.
C. Đảo ngữ kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.
D. Đảo ngữ trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.
Câu 14: Các từ tượng hình trong đoạn thơ sau diễn tả điều gì?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghiêng nghiêng.
(Lượm, Tố Hữu)
A. Gợi tả sự nhỏ nhắn, nhanh nhẹn của chú bé Lượm trên đường đi học.
B. Gợi tả vẻ đẹp nhanh nhẹn, đáng yêu, hồn nhiên của chú bé Lượm trên đường đi giao liên.
C. Gợi tả vẻ đẹp đáng yêu, hồn nhiên, dáng vẻ nhỏ nhắn, xinh xắn của chú bé Lượm trên đường về quê.
D. Gợi tả sự hồn nhiên, trong sáng của chú bé Lượm khi tham gia chiến tranh.
Câu 15: Tại sao Hoàng Lê nhất thống chí được gọi là cuốn tiểu thuyết lịch sử?
A. Là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn như một bộ sử thi.
B. Tác phẩm đã tái hiện bức tranh xã hội phong kiến đầy biến động giai đoạn cuối kỉ thế XVIII - đầu thế kỉ XIX với hệ thống sự kiện phức tạp.
C. A, B đúng.
D. Là tác phẩm viết về một cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền dân tộc trong lịch sử.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................