Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

Đề số 03

Câu 1: Trong câu "Ồ, thật tuyệt vời!", từ "Ồ" thể hiện ý nghĩa gì?

A. Nhấn mạnh sự việc.

B. Biểu lộ cảm xúc.

C. Xác nhận thông tin.

D. Gọi đáp.

Câu 2: Vì sao "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" vẫn là một tác phẩm ý nghĩa đối với thiếu nhi ngày nay?

A. Vì nó nhắc nhở lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm.

B. Vì nó có cốt truyện hấp dẫn, kịch tính.

C. Vì nhân vật chính là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Bộ phim "Người cha và con gái" có điểm đặc biệt gì trong cách thể hiện?

A. Không có lời thoại.

B. Sử dụng hình ảnh và âm nhạc để truyền tải nội dung.

C. Có màu sắc trầm buồn, sâu lắng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Câu nào dưới đây là câu kể?

A. "Bạn đã ăn sáng chưa?"

B. "Ôi, bức tranh đẹp quá!"

C. "Hôm nay trời rất đẹp."

D. "Hãy giúp tôi với!"

Câu 5: Cách nào giúp biến một câu kể thành câu cảm thán?

A. Thêm từ ngữ cảm thán.

B. Thay đổi dấu câu.

C. Thay đổi cấu trúc câu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đọc đoạn trích phân tích, bình luận về vẻ đẹp của câu thơ đầu tiên trong bài thơ Cảnh khuya và trả lời câu hỏi 6:

Câu 6: Bằng chứng nào sau đây không được Lê Trí Viễn sử dụng để so sánh với câu thơ đầu tiên trong bài thơ Cảnh khuya

A. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối.

B. Thế Lữ so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền.

C. Nguyễn Trãi ví tiếng suối là tiếng đàn cầm.

D. Nguyễn Trãi cũng mang trong mình một sự nặng lòng với đất nước, nhân dân.

Câu 7: Bài thơ Cảnh khuya gợi ra đặc điểm gì trong phong cách thơ Hồ Chí Minh?

A. Là sự đồng hiện của chất tình và chất thép.

B. Là sự hòa quyện của nét truyền thống và hiện đại.

C. A, B đúng.

D. Chứa đựng sự am hiểu của Bác về nhiều lĩnh vực.

Câu 8: Thành công của nghệ thuật tự sự trong truyện Lão Hạc được Nam Cao thể hiện như thế nào?

A. Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài tình huống gây hiểu lầm, rồi giải tỏa sự hiểu lầm ấy ở cuối cùng.

B. Đặt nhân vật vào tình huống eo le, bất ngờ.

C. Đặt nhân vật vào các cuộc đối thoại với các nhân vật khác.

D. Trực tiếp bộc lộ số phận nhân vật.

Câu 9: Luận điểm mà đoạn trích từ Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp của các nhân vật… đến …từ điểm then chốt này thể hiện là gì?

A. Phẩm chất lương thiện, tình phụ tử thiêng liêng trong nhân vật lão Hạc.

B. Những suy ngẫm về cuộc đời, số phận con người của nhân vật ông giáo.

C. Sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết của lão Hạc.

D. Cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của các nhân vật.

Câu 10: Đoạn văn cuối cùng của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc đã khẳng định điều gì?

A. Khẳng định tài nghệ, tấm lòng của Nam Cao trong xây dựng tác phẩm Lão Hạc.

B. Khẳng định cái hay của truyện ngắn Lão Hạc

C. Khẳng định giá trị nhân đạo, nhân văn còn ý nghĩa tới tận ngày nay của truyện ngắn Lão Hạc.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 11: Thành phần biệt lập nào dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp?

A. Thành phần phụ chú.

B. Thành phần cảm thán.

C. Thành phần gọi – đáp.

D. Thành phần chuyển tiếp.

Câu 12: Câu sau sử dụng thành phần biệt lập nào và dựa vào đâu em xác định được?

          Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

A. Thành phần phụ chú “những người con ở xa” vì nó nằm giữa hai dấu gạch ngang.

B. Thành phần gọi đáp “những người con ở xa” vì dựa vào ngữ cảnh.

C. Thành phần tình thái “những người con ở xa” vì thể hiện sự nhìn nhận của người viết, người nói về đối tượng

D. Thành phần cảm thán “những người con ở xa” vì nó bộc lộ cảm xúc tiếc thương vô hạn.

Câu 13: Thành phần tình thái trong đoạn thơ sau có tác dụng gì?

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

(Sang thu - Hữu Thỉnh)

A. Tình yêu của tác giả đối với mùa thu.

B. Thể hiện mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên.

C. Thể hiện niềm vui sướng của tác giả khi nhận ra mùa thu đã về.

D. Thể hiện cảm giác mơ hồ của tác giả khi thiên nhiên chuyển mình.

Câu 14: Người anh hùng Trần Quốc Toản được khắc họa như thế nào trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

A. Tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước.

B. Vị tướng có kinh nghiệm lãnh đạo và chiến đấu phong phú.

C. Tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước nhưng hành động lỗ mãng, thiếu suy nghĩ.

D. Vị tướng trẻ được lòng nhân dân.

Câu 15: Câu thơ nào sau đây là viết về người anh hùng Trần Quốc Toản?

A.      Đời đời truyền tụng tài thao lược

          Đức Thánh triều Trần, Hưng Đạo vương.

B.      Đức Thánh trời Nam, đệ nhất hùng

          Văn võ toàn tài, trọn hiếu trung.

C.      Phất cao cờ nghĩa đất Lam Sơn

          Trăm khổ nghìn nguy dạ chẳng sờn.

D.      Hoài Văn tuổi trẻ chí cao

         Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay