Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
Đề số 05
Câu 1: Tác giả Lê Trí Viễn nhận định rằng bài thơ "Cảnh khuya" mang vẻ đẹp của điều gì?
A. Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc.
B. Vẻ đẹp của lòng yêu nước và tâm hồn thi sĩ Hồ Chí Minh.
C. Vẻ đẹp của một đêm trăng rừng Tây Bắc.
D. Cả A và B đúng.
Câu 2: Thành phần nào sau đây không phải là thành phần biệt lập trong câu?
A. Thành phần cảm thán
B. Thành phần gọi đáp
C. Thành phần phụ chú
D. Thành phần chủ ngữ
Câu 3: Câu nào sau đây là câu hỏi?
A. Bạn có khỏe không?
B. Hãy giúp tôi một tay!
C. Trời ơi, đẹp quá!
D. Tôi là học sinh lớp 8.
Câu 4: Văn Giá cho rằng câu chuyện của Lão Hạc mang đến ý nghĩa gì?
A. Phản ánh hiện thực xã hội thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám.
B. Ca ngợi phẩm chất cao quý của con người.
C. Đặt ra câu hỏi về thân phận con người trong xã hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Trong câu “Chà, hôm nay trời đẹp quá!”, từ "Chà" thuộc thành phần biệt lập nào?
A. Thành phần tình thái.
B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần phụ chú.
D. Thành phần gọi – đáp.
Câu 6: Đối tượng bàn luận của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya là gì?
A. Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
B. Tác giả Hồ Chí Minh.
C. Chùm thơ năm 1947 của Hồ Chí Minh.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Nội dung phần 2 của văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya” là gì?
A. Phân tích, bình luận câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya.
B. Phân tích, bình luận về bài thơ Cảnh khuya.
C. Phân tích, bình luận câu thơ thứ hai bài thơ Cảnh khuya.
D. Phân tích, bình luận hai câu thơ cuối bài thơ Cảnh khuya.
Câu 8: Vấn đề mà văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc bàn tới là gì?
A. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lão Hạc trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.
B. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.
C. Những biểu hiện của cái hay trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.
D. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.
Câu 9: Cách thức trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo thể hiện ở những yếu tố nào?
A. Điệu bộ, cử chỉ.
B. Giọng điệu, sự ngắt quãng.
C. Tâm thế người nói và người nghe.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Thành phần cảm thán được sử dụng để làm gì?
A. Thể hiện thái độ, cách đánh giá, của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.
B. Bộc lộ suy nghĩ bên trong nội tâm của người nói, người viết.
C. Bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự việc được nói đến trong câu.
D. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.
Câu 11: Trong câu thơ sau có sử dụng thành phần biệt lập nào?
Người đồng mình thương lắm con ơi
A. Thành phần gọi – đáp.
B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần tình thái.
D. Thành phần phụ chú.
Câu 12: Thành phần phụ chú của câu sau nằm ở đâu?
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì lấy trái tim tôi.
A. Nhìn cảnh ấy.
B. Còn tôi.
C. Có người.
D. Bỗng.
Câu 13: Nội dung phần 1 văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?
A. Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
B. Giới thiệu độ đón nhận của công chúng đối với tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
C. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
D. Giải thích nhan đề tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Câu 14: Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là gì?
A. Hình ảnh chân dung người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.
B. Hình ảnh bìa sách tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
C. Hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”.
D. Hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
Câu 15: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng ra đời nhằm mục đích gì?
A. Giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà.
B. Bồi đắp lòng yêu nước cho các em nhỏ.
C. Khắc hoạ hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.
D. A, B đúng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................