Giáo án PowerPoint Toán 6 chân trời sáng tạo bài 1: Số thập phân

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 1: Số thập phân. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 chân trời sáng tạo bài 1: Số thập phân


CHƯƠNG 6: SỐ THẬP PHÂN

BÀI 1

SỐ THẬP PHÂN

KHỞI ĐỘNG

Em có đọc được các số sau đây không?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Số thập phân âm
  2. a) Thuỷ ngân có nhiều công dụng nhưng lại rất độc hại đối với môi trường sống. Thuỷ ngân có nhiệt độ đông đặc là - độ C. Hãy tìm một cách viết khác đơn giản hơn để chỉ nhiệt độ trên.
  3. b) Các phân số có thể viết là . và gọi là các số thập phân.

Em hãy nêu đặc điểm chung của các phân số trên.

Giải:

  1. a) -38,83 độ C
  2. b) Mẫu số của các phân số trên đều là lũy thừa của 10

Phân số thập phân là phân số có mẫu số là lũy thừa của 10.

Ví dụ 1:  là các phân số thập phân.

Mọi phân số thập phân đều viết được dưới dạng số thập phân, như:

 = 3,1 ;  = 0,17 ;  = -0,0153

Các phân số thập phân dương đều được viết dưới dạng số thập phân dương.

Các phân số thập phân âm đều được viết dưới dạng số thập phân âm.

Ví dụ 2:

3,1;  0,17 là các số thập phân dương.

-0,0153;  -2,36 là các số thập phân âm.

Một số thập phân gồm mấy phần? Kể ra?

Vị trí của phần nguyên, phần thập phân?

Giải:

Số thập phân gồm hai phần:

- Phần nguyên viết bên trái dấu phẩy;

- Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.

Ví dụ 3:

- Số 3,156 là số thập phân dương có phần nguyên là 3 và phần thập phân là 156.

- Số -37,235 là số thập phân âm có phần nguyên là -37 và phần thập phân là 235.

Thảo luận nhóm đôi (3 phút)

Thực hành 1

  1. a) Viết các phân số thập phân sau đây dưới dạng số thập phân:
  2. b) Viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số thập phân: 2; 2,5; -0,007;   -3,053;   -7,001;   7,01.

Giải:

  1. a)
  2. b) 2 = ; 2,5 = ;   -0,007 = ;   -3,053 = ;   -7,001 = ;   7,01 = .
  3. Số đối của một số thập phân

Tìm số đối của  và viết cả hai số này dưới dạng số thập phân.

Giải:

Số đối của  là .

Số thập phân:  = 2,5 và  = -2,5.

Hai số thập phân được gọi là đối nhau nếu chúng biểu diễn hai số thập phân đối nhau.

Ví dụ 4:

Số đối của 5,26 là -5,26.

Số đối của -15,22 là 15,22.

Thực hành 2

Tìm số đối của các số thập phân sau:

       7,02; -28,12; -0,69; 0,999

Giải:

Số đối của 7,02 là -7,02.

Số đối của -28,12 là 28,12.

Số đối của -0,69 là 0,69.

Số đối của 0,999 là -0,999.

  1. So sánh hai số thập phân

Thảo luận nhóm (5 phút)

Viết các số sau đây dưới dạng phân số thập phân và sắp xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

11,34, 9,35; -11,34; -9,35.

Giải:

Ta có: 11,34 =  ;   9,35 = ;   -11,34 = ;   -9,35 =

Vì  nên -11,34 < -9,35 < 9,35 < 11,34.

- Nếu hai số thập phân trái dấu, số thập phân dương luôn lớn hơn số thập phân âm.

- Trong hai số thập phân âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.

Ta cũng có thể so sánh hai số thập phân bằng cách so sánh hai phân số thập phân tương ứng với chúng.

Ví dụ 5:

9,12 > -7,9;

-9,12 > -15,22;

Do  nên -765,04 > -765,24.

Thực hành 3

  1. a) Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần:

                        -12,13; - 2,4; 0,5; -2,3; 2,4.

  1. b) Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự giảm dần:

                           -2,9; -2,999; 2,9; 2,999.

Giải:

  1. a) -12,13 < -2,4 < -2,3 < 0,5 < 2,4;
  2. b) 2,999 > 2,9 > -2,9 > -2,999.

Vận dụng

Hãy sắp xếp nhiệt độ đông đặc của các chất sau từ thấp đến cao:

Chất

Nhiệt độ đông đặc (độ C)

Thủy ngân

-38,83

Rượu

-114,1

Băng phiến

80,26

Nước

0

 

Giải:

Ta có:  -114,1 < -38,83 < 0 < 80,26

Vậy nhiệt độ đông đặc các chất từ thấp đến cao là:

Rượu; Thủy ngân; Nước; Băng phiến.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Viết các phân số sau đây dưới dạng số thập phân:

                                ;  ;  ;

Giải:

 = -35,19;

 = -77,8;

 = -0,023;

 = -0,88.

Câu 2: Viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số thập phân.

                   -312,5;  0,205;  -10,09;  -1,110

Giải:

-312,5 = ;   

0,205 = ;   

-10,09 = ;   

-1,110 = =   

Câu 3: Tìm số đối của các số thập phân sau:

                9,32;  -12,34;  -0,7;  3,333

Giải:

Số đối của 9,32 là -9,32;

Số đối của -12,34 là 12,34;

Số đối của -0,7 là 0,7;

Số đối của 3,333 là -3,333.

VẬN DỤNG

Câu 4: Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần:

                                -2,99; -2,9; 0,7; 1; 22,1

Giải:

Sắp theo thứ tự tăng dần:

-2,99 < -2,9 < 0,7 < 1 < 22,1.

Câu 5: Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần:

                    0,6;  ;  ; 0 ;  ; -1,75

Giải:

0,6 =    -1,75 =

Vì  

Nên   

Sắp theo thứ tự giảm dần là:  > 0,6 > 0 >  >  > -1,75.

NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

Nhiệm vụ 1 Học thuộc nội dung kiến thức đã học.

Nhiệm vụ 2 Làm các bài tập trong SBT.

Nhiệm vụ 3 Đọc trước Bài 2: “Các phép tính với số thập phân”.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay