Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

Giáo án module 3 Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách cánh diều mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

CHƯƠNG V: TẾ BÀO

BÀI 18: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG

Thời lượng: 1 tiết

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC SINH HỌC

 

Năng lực nhận thức sinh học

Nêu được khái niệm tế bào và chức năng của tế bào

(1)

Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

(2)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp, hợp tác

Trao đổi, thảo luận thông qua việc đọc thông tin; quan sát hình vẽ, tranh ảnh về tế bào để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong từng phần.

(3)

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng các kiến thức đã học về tế bào để giải quyết vấn đề của đời sống thực tiễn.  

(4)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trung thực

Khách quan phân tích, đánh giá câu trả lời của các cặp đôi, các nhóm.

(5)

Chăm chỉ

Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập được giao.

(6)

Trách nhiệm

Kể tên được một số loại tế bào quan sát được bằng mắt thường, một số loại tế bào chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.

(7)

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên
  • Kế hoạch bài giảng.
  • Phương tiện dạy học: Hình ảnh, tranh vẽ về tế bào.
  1. Học sinh
  • Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 01 tiết/45 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động    

(5 phút)

(3) (6)

Chiếu hình ảnh ngôi nhà được xây dựng nên từ những viên gạch.

Nêu vấn đề/ Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 2: Tế bào là gì?

(15 phút)

(1) (3) (5) (6)

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

- Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.   

Dạy học nhóm, Giải quyết vấn đề/ Khăn trải bàn

 

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

 

Hoạt động 3: Hình dạng và kích thước tế bào

 (15 phút)

(2) (3) (5) (6) (7)

Các loại tế bào khác nhau về hình dạng và kích thước.  

Dạy học nhóm. Giải quyết vấn đề/ Khăn trải bàn

 

Vấn đáp, kiểm tra viết/ Câu hỏi, Rubric

Hoạt động 4: Luyện tập

(5 phút)

(4) (6)

Trả lời câu hỏi trắc nghiệm về tế bào

Trò chơi, khám phá/ Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, thang đo

Hoạt động 5: Vận dụng

 (5 phút)

(4) (6)

Làm bài tập về tế bào.

Giải quyết vấn đề/ Trình bày một phút

Kiểm tra viết/ Bài tập, thang đo

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (3), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần dự đoán của HS về cấu tạo của những sinh vật xung quanh ta.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh những viên gạch tạo nên ngôi nhà.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Mỗi ngôi nhà được xây dựng nên từ nhiều viên gạch. Vậy đã bao giờ em tự hỏi: Những sinh vật xung quanh ta được cấu tạo từ đơn vị cấu trúc nào?

- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. 

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt: Mỗi ngôi nhà được xây dựng nên từ nhiều viên gạch. Vậy những sinh vật xung quanh ta được cấu tạo từ đơn vị cấu trúc nào? Phần dự đoán của các em vừa rồi có chính xác không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học ngày hôm nay: Bài 18 – Tế bào, đơn vị cơ bản của sự sống.

  1. Phương án đánh giá:

Yêu cầu

Xác nhận

Không

Quan sát được hình ảnh ngôi nhà được tạo nên từ nhiều viên gạch

 

 

Phán đoán những sinh vật xung quanh ta được tạo nên từ đơn vị cấu trúc cơ bản là tế bào. 

 

 

Hoạt động 2: Tế bào là gì? (15 phút)

  1. Mục tiêu: (1), (3), (5), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần trả lời của HS về tế bào là gì.

- Phần quan sát, nhận biết của HS về một số loại tế bào cấu tạo nên cơ thể cây cà chua và cơ thể người.

- Phần lí giải của HS về tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu kiến thức: Lịch sử tìm ra tế bào do Robert Hooke (1665) lần đầu tiên quan 1 sát các tế bào chết từ vỏ cây sồi dưới kính hiển vi.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tế bào là gì?

- GV chiếu hình ảnh và giới thiệu một số loại tế bào cấu tạo nên cơ thể:

+ Cây cà chua: Tế bào thịt lá, tế bào thịt quả, tế bào ống dẫn, tế bào lông hút.

+ Cơ thể người: Tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào hồng cầu, tế bào biểu mô ruột, tế bào xương

GV chiếu hình ảnh về một số tế bào (vi khoản, thực vật, động vật) rồi đưa ra câu hỏi và hướng dẫn HS hiểu được:Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

I. Tế bào.

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất, cơ bản nhất là tế bào nên tế bào đượcc coi là đơn vị cơ bản của sự sống.

- Tế bào thực hiện chức năng cơ bản của cơ thể sống: trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

  1. Phương án đánh giá:

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được khái niệm tế bào

 

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu được khái niệm tế bào

 

 

 

(0 điểm)

Nêu được khái niệm tế bào nhưng chưa đầy đủ

 

(2,0 điểm)

Nêu được khái niệm tế bào nhưng trình bày chưa mạch lạc

 

(2.5 điểm)

Nêu được khái niệm tế bào và trình bày rõ ràng

 

(4 điểm)

2

Nêu được chức năng của tế bào

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu được chức năng của tế bào

 

 

 

 (0 điểm)

Nêu được chức năng của tế bào nhưng chưa đầy đủ

 

(2 điểm)

Nêu được chức năng của tế bào nhưng chưa trình bày rõ ràng

 

 (3 điểm)

Nêu được chức năng của tế bào

và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(4 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của HS

 

 

(2 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

 

(0 điểm)

HS còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (1 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

 

(2 điểm)

Hoạt động 3: Hình dạng và kích thước tế bào (15 phút)

  1. Mục tiêu: (2), (3), (5), (6), (7).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần nhận xét của HS về hình dạng của một số loại tế bào. Ý nghĩa của sự khác nhau về hình dạng của các loại tế bào.

- Phần trả lời của HS về kích thước của các loại tế bào.

- Phần quan sát và trả lời của HS về tế bào quan sát được bằng kính hiển vi và quan sát được bằng mắt thường.

- Phần trả lời câu hỏi của HS về nhận xét ý kiến bạn phát biểu đúng.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giới thiệu Hình 18.1, yêu cầu HS nhận xét về hình dạng của mỗi loại tế bào và rút ra kết luận chung về hình dạng của tế bào HS đọc SGK, quan sát hình 18.2 và trả lời câu hỏi GV có thể cung cấp thông tin về kích thước trung bình của các tế bào: khoảng từ 0.5m ( 1m= 1/1000mm)

GV có thể đặt ra câu hỏi:” Với kích thước đó thì có thể sử dụng phương tiện gì để quan sát tế bào?” nhằm phát huy năng lực nghiên cứu, vận dụng kiến thức của HS

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi một số HS trả lời, đưa ra ý kiến, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét và có thể bổ sung thông tin về một số tế bào có thể quan sát bằng mắt thường như: tế bào sợi gai có chiều dài 550mm và đường kính khoảng 0,55 mm, tế bào trứng đà điểu có đường kính lớn đến cm, tế bào thần kinh có đường kính nhỏ nhưng chiều dài có thể đến 120 cm,… để thấy kích thước các tế bào cũng rất đa dạng

II. Hình dạng và kích thước tế bào.

1. Hình dạng tế bào

Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa với sinh vật: phù hợp với từng chức năng mà tế bào đảm nhận giúp cho cơ thể sống trao đổi chất, và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.

2. Kích thước tế bào

 - Chúng ta có thể quan sát tế bào có kích thước 1mm hoặc 10mm bằng mắt thường; tế bào 1µm, 10µm hoặc 100µm có thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học.

- Các tế bào có thể quan sát bằng mắt thường: tế bào trứng cá, tế bào chim ruồi, tế bào cá voi xanh, ...

 

  1. Phương án đánh giá:

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được hình dạng của tế bào

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu được hình dạng của tế bào

 

 

(0 điểm)

Nêu được hình dạng của tế bào nhưng chưa chắc chắn

 

(2,0 điểm)

Nêu được hình dạng của tế bào nhưng trình bày chưa mạch lạc

 

(2.5 điểm)

Nêu được hình dạng của tế bào và trình bày rõ ràng

 

 

(4 điểm)

2

Nêu được kích thước của tế bào

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu được kích thước của tế bào

 

 

 

 (0 điểm)

Nêu được kích thước của tế bào nhưng chưa đầy đủ

 

(2 điểm)

Nêu được kích thước của tế bào nhưng chưa trình bày rõ ràng

 

 (3 điểm)

Nêu được kích thước của tế bào

và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(4 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của HS

 

 

(2 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

 

(0 điểm)

HS còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (1 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

 

(2 điểm)

Hoạt động 4: Luyện tập (5 phút)

  1. Mục tiêu: (4), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời chọn đáp án đúng của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS tham gia Trò chơi Ai nhớ bài nhanh hơn.

Câu 1: Tế bào có thể thực hiện các quá trình sống cơ bản:

  1. Sinh trưởng (lớn lên).
  2. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
  3. Hô hấp, cảm ứng, bài tiết.
  4. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng, kích thước tế bào:

  1. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
  2. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
  3. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng khác nhau và kích thước khác nhau.
  4. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 3: Tế bào có thể quan sát bằng mắt thường:

  1. Tế bào vi khuẩn.
  2. Tế bào lục lạp.
  3. Virus.
  4. Tế bào trứng cá.

Câu 4: Tế bào thần kinh ở người có hình gì?

  1. Hình que.
  2. Hình cầu.
  3. Hình tua ngắn.
  4. Hình nhiều cạnh.

Câu 5: Chọn nhận định đúng về tế bào:

  1. Các loại tế bào đều có hình đa giác.
  2. Mỗi loại sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào.
  3. Hầu hết các tế bào đều quan sát được bắt mắt thường.
  4. Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không.

- HS tích cực tham gia trò chơi:

Câu 1: Đáp án D.

Câu 2: Đáp án C.

Câu 3: Đáp án D.

Câu 4: Đáp án C.

Câu 5: Đáp án B.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Phương án đánh giá:

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể
  2. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn

3.Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

1

Chọn được đáp án đúng trong câu 1

 

 

 

2

Chọn được đáp án đúng trong câu 2

 

 

 

3

Chọn được đáp án đúng trong câu 3

 

 

 

4

Chọn được đáp án đúng trong câu 4

 

 

 

5

Chọn được đáp án đúng trong câu 5

 

 

 

Hoạt động 5: Vận dụng (5 phút)

  1. Mục tiêu: (4), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần bài viết của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập:

+ Câu 1: Tại sao hầu hết các tế bào thường có kích thước rất nhỏ?

+ Câu 2: Hãy tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet để trả lời các yêu cầu sau:

  1. Tế bào lớn nhất trong cơ thể em là tế bào gì?
  2. Tế bào nào lớn nhất, tế bào nào nhỏ nhất?
  3. Sưu tập các hình ảnh về tế bào em đã tìm hiểu được?

- HS tham gia trả lời câu hỏi.

Câu 1: Các tế bào thường có kích thước rất nhỏ vì: nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào và chất thải được bài tiết phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của quá trình sống. Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ.

Câu 2: HS tìm hiểu thông tin và làm bài tập vào vở.

  1. Phương án đánh giá:

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể
  2. Có thể hoàn thành một số ít

3.Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

1

Giải thích tại sao hầu hết các tế bào thường có kích thước rất nhỏ?

 

 

 

2

Tế bào lớn nhất trong cơ thể em là tế bào gì?

 

 

 

3

Tế bào nào lớn nhất, tế bào nào nhỏ nhất?

 

 

 

4

Sưu tập các hình ảnh về tế bào em đã tìm hiểu được?

 

 

 

Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

=> Giáo án sinh học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Từ khóa: Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3, Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Module 3, giáo án Sinh học 6 giáo án theo module 3

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THCS

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725
Chat hỗ trợ
Chat ngay