Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

Giáo án module 3 Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách cánh diều mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 6 – KẾT NỐI TRÍ THỨC

CHƯƠNG II: CHẤT QUANH TA

BÀI 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

Thời lượng: 1 tiết

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC HÓA HỌC

Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên

Nêu được sự đa dạng của chất.

(1)

Nêu được một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất.

(2)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp, hợp tác

Trao đổi, thảo luận thông qua việc đọc thông tin; quan sát hình vẽ, tranh ảnh về sự đa dạng của chất để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong từng phần.

(3)

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn cuộc sống đặt ra.

(4)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trung thực

Khách quan trong phân tích, đánh giá câu trả lời của các bạn, cặp đôi, các nhóm; trong thu thập, xử lí thông tin.

(5)

Chăm chỉ

Kiên trì, tỉ mỉ trong quá trình quan sát sự vật, hiện tượng.

(6)

Trách nhiệm

Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập được giao.

(7)

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên
  • Kế hoạch bài giảng.
  • Phương tiện dạy học: Hình ảnh, tranh vẽ minh họa sự đa dạng của chất.
  • Hóa chất, dụng cụ: muối ăn, đường, nước, 2 đũa khuấy, 2 cốc thuỷ tinh, 2 bát sứ, 2 chân đế thí nghiệm có kẹp giá đỡ, 1 đèn cồn, bật lửa (diêm).
  1. Học sinh
  • Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 01 tiết/45 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(5 phút)  

 

(3) (7)

- Quan sát, kế tên dụng cụ học tập xung quanh em; kể tên loài vật, con vật;…

- Rút ra tính đa dạng và đặc điểm của các vật thể.  

Trò chơi, khám phá/ Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của chất quanh ta

(10 phút)

(1) (3) (5) (6) (7)

- Thế giới xung quanh gồm các vật thể đa dạng. Các vật thể được tạo thành từ một hay nhiều chất khác nhau.

- Chất có sẵn trong tự nhiên và do con người điều chế.

Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề/ Chia sẻ nhóm đôi, khăn trải bàn

 

Vấn đáp, quan sát, kiểm tra viết/ Câu hỏi, phiếu học tập số 1, Rubric

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số tính chất của chất

(20 phút)

(2) (3) (5) (6) (7)

- Ví dụ về tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất.

- Thực hành thí nghiệm về một số tính chất của đường và muối ăn.

Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, thực hành thí nghiệm/ Chia sẻ nhóm đôi

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

 

Hoạt động 4: Luyện tập

(3 phút)

(4) (5) (6) (7)

Làm bài tập về sự đa dạng của chất

Dạy học khám phá, giải quyết vấn đề/ Động não, trình bày một phút

Vấn đáp/ Câu hỏi, thang đo

Hoạt động 5: Vận dụng

 (7 phút)

(4) (5) (6) (7)

Làm bài tập về sự đa dạng của chất

Giải quyết vấn đề/ Trình bày một phút, động não

Kiểm tra viết/ Bài tập, thang đo

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (3), (7).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần chơi trò chơi của HS về sự đa dạng của các vật thể quanh ta.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Kể tên các dụng cụ học tập xung quanh em.

+ Kể tên các con vật, loài hoa có trong bài hát.

+ Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt trời mà em biết.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV rút ra tính đa dạng của các vật thể quanh ta và gợi mở vấn đề về đặc điểm chung của chúng. Từ đó, GV giới thiệu vào bài học – Bài 9: Sự đa dạng của chất.

  1. Phương án đánh giá:

Yêu cầu

Xác nhận

Không

Kể được tên các dụng cụ học tập xung quanh em

 

 

Kể được tên các loài hoa, con vật có trong bài hát

 

 

Kể được tên các hành tinh trong Hệ Mặt trời mà em biết

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của chất quanh ta (10 phút)

  1. Mục tiêu: (1), (3), (5), (6), (7).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần trả lời của HS về phân loại vật thể sống, vật không sống, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo có trong hình.

- Phần trả lời vào Phiếu học tập số 1 của HS về kể tên 3 đồ vật quanh em và cho biết một số chất có trong vật thể đó.

  1. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Thế giới xung quanh chúng ta gồm các vật thể vô cùng đa dạng:

·        Vật sống: có các khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

·        Vật không sống: không có các khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

·        Vật thể tự nhiên.

·        Vật thể nhân tạo.

+ Các vật thể được tạo thành từ một hay nhiều chất khác nhau. Chất có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người điều chế.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.1 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số: Kể tên 3 đồ vật quanh em và cho biết một số chất có trong vật thể đó.

Vật thể

Chất có trong vật thể

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Tìm hiểu sự đa dạng của chất quanh ta

- Trong Hình 9.1:

+ Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, cây cao su.

+ Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu Long Biên, chai (cốc) nước ngọt có gas.

+ Vật sống: cây cao su, con sư tử.

+ Vật không sống: núi đá vôi, bánh mì, cầu Long Biên, chai (cốc) nước ngọt có gas.

- Kể tên 3 đồ vật quanh em và cho biết một số chất có trong vật thể đó:

Vật thể

Chất có trong vật thể

Nước biển

Muối natri clorid, nước,…

Bắp ngô

tinh bột, nước, cellulose…

Bình chứa oxygen

oxygen (oxi),…

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Nắm được thế giới xung quanh ta gồm các vật thể đa dạng: vật sống, vật không sống, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo.

(1 điểm)

 

Không nắm được thế giới xung quanh ta gồm các vật thể đa dạng: vật sống, vật không sống, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo.

 (0 điểm)

Nắm được xung thế giới quanh ta gồm 1-2 dạng vật thể.

 (0.5 điểm)

- Nắm được thế giới xung quanh ta gồm các vật thể đa dạng: vật sống, vật không sống, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo.

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc.

(0.75 điểm)

- Nắm được thế giới xung quanh ta gồm các vật thể đa dạng: vật sống, vật không sống, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo.

- Nêu được ví dụ cụ thể.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(1 điểm)

2

Nắm được vật thể được thành từ một hay nhiều chất khác nhau (chất có sẵn trong tự nhiên, do con người điều chế).

(1 điểm)

Không nắm được vật thể được thành từ một hay nhiều chất khác nhau (chất có sẵn trong tự nhiên, do con người điều chế).

(0 điểm)

- Nắm được vật thể được thành từ một hay nhiều chất khác nhau.

- Nắm được chất chất có sẵn trong tự nhiên hoặc chất do con người điều chế.

(0.5 điểm)

- Nắm được vật thể được thành từ một hay nhiều chất khác nhau.

- Nắm được chất chất có sẵn trong tự nhiên và chất do con người điều chế.

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc.

(0.75 điểm)

- Nắm được vật thể được thành từ một hay nhiều chất khác nhau.

- Nắm được chất chất có sẵn trong tự nhiên và chất do con người điều chế.

- Nêu được ví dụ cụ thể.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(1 điểm)

3

Quan sát Hình 9.1; phân loại vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống có trong hình.

(3 điểm)

- Không quan sát được Hình 9.1.

- Không phân loại được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống có trong hình.

(0 điểm)

- Quan sát được Hình 9.1.

- Phân loại được 1-2 loại vật thể trong 4 loại vật thể có trong hình

(1.5 điểm)

- Quan sát được Hình 9.1.

- Phân loại được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống có trong hình.

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc, còn sai sót nhỏ.

(2 điểm)

- Quan sát được Hình 9.1.

- Phân loại được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống có trong hình.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

4

Kể tên 3 đồ vật xung quanh em và nêu chất có trong vật thể đó.  

(3 điểm)

- Không kể tên được 3 đồ vật xung quanh em.

- Không nêu được chất có trong vật thể đó.  

(0 điểm)

 - Kể tên được 3 đồ vật xung quanh em.

- Nêu được 1-2 chất có trong vật thể đó.

(1.5 điểm)

- Kể tên được 3 đồ vật xung quanh em.

- Nêu được 3-4 chất có trong vật thể đó.

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc, còn sai sót nhỏ.

(2 điểm)

- Kể tên được 3 đồ vật xung quanh em.

- Nêu được 3-4 chất có trong vật thể đó.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

5

Tích cực tham gia, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao

(2 điểm)

Không tham gia thảo luận theo nhóm

(0 điểm)

 

Tham gia làm việc theo nhóm  nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(1 điểm)

Tham gia làm việc nhóm (tác phong còn chậm, bị nhắc nhở).

(1.5 điểm)

Tham gia làm việc nhóm, nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(2 điểm)

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số tính chất của chất (20 phút)

  1. Mục tiêu: (2), (3), (5), (6), (7).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:
  3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ về tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất.  

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí.

+ Nhận xét nào nói về tính chất hóa học của sắt:

a. Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút.

b. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

- GV thực hành cho HS thí nghiệm tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn.

+ Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, 1 đèn cồn.

+ Tiến hành:

·        Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng, khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng.

·        Cho 1 thìa muối ăn vào cốc nước thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát.

·        Cho 3-5 thìa muối vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Khi bát đựng đường có khói bốc lên thì ngừng đun.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Hãy mô tả màu sắc, mùi, thể, tính tan của đường và muối ăn.

+ Khi đun nóng, chất trong bát nào đã biến đổi thành chất khác? Đây là tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.  

Tìm hiểu một số tính chất của chất

- Ví dụ về tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất:

+ Tính chất vật lí:

·        Bằng các giác quan ta nhận thấy nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.

·        Dùng nhiệt kế ta đo được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,…

+ Tính chất hóa học:

·        Đá vôi rắn chắc, khi nung tạo ra chất mới là vôi sống xốp và mềm hơn.

·        Than đá là chất rắn màu đen, khí cháy tạo ra chất mới là khí carbon dioxide không nhìn thấy bằng mắt thường.

- Kết quả thí nghiệm:

+ Muối ăn và đường đều có màu trắng (hoặc không màu), không mùi, thể rắn, tan trong nước.

+ Khi đun nóng, đường chuyển dần thành màu nâu đen, ngửi thấy mùi khét. Đường trong bát đã biến đổi thành chất khác. Đây là tính chất hoá học của đường.

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Lấy ví dụ về tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất

 (4 điểm)

 

Không lấy được ví dụ về tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất.

 

(0 điểm)

Lấy được ví dụ về tính chất vật lí hoặc hóa học của chất.

 

 (2 điểm)

- Lấy được ví dụ về tính chất vật lí và hóa học của chất, còn một vài sai sót nhỏ.

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

- Nắm được ba thể của chất; kể tên được một số chất rắn, lỏng, khí

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(4 điểm)

2

Xác định được đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí về: khối lượng, hình dạng, thể tích

(4 điểm)

Không xác định được đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí về: khối lượng, hình dạng, thể tích.

(0 điểm)

Xác định được đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí về: khối lượng hoặc hình dạng hoặc thể tích.

(2 điểm)

- Xác định được đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí về: khối lượng, hình dạng, thể tích.

- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

- Xác định được đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí về: khối lượng, hình dạng, thể tích.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(4 điểm)

3

Tích cực tham gia, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao

(2 điểm)

Không tham gia, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

(0 điểm)

 

Tham gia hoàn thành nhiệm vụ được giao  nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(1 điểm)

Tham gia hoàn thành nhiệm vụ được ra nhưng tác phong còn  chậm, bị nhắc nhở.

(1.5 điểm)

Tham gia hoàn thành nhiệm vụ,  nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(2 điểm)

Hoạt động 4: Luyện tập (3 phút)

  1. Mục tiêu: (4), (5), (6), (7).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời của HS về các chất.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

  1. Chì khoe chì nặng hơn đồng/Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.
  2. Nước chảy đá mòn.
  3. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Câu 2: Hãy kể tên hai vật được làm bằng:

  1. Sắt.
  2. Nhôm.
  3. Gỗ.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1: Các chất được nói đến:

  1. Chì, đồng.
  2. Nước, đá.
  3. Vàng.

Câu 2: Vật thể làm từ:

  1. Sắt: đinh, dao,...
  2. Nhôm: xoong, thìa,...
  3. Gỗ: ghế, cửa,...

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Phương án đánh giá:
  2. Hoàn toàn không thể 2. Có thể hoàn thành một số ít
  3. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn 4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

1

Chỉ ra được các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ.

 

 

 

 

2

Kể tên được các vật làm bằng sắt, nhôm, gỗ.

 

 

 

 

Hoạt động 5: Vận dụng (7 phút)

  1. Mục tiêu: (4), (5), (6), (7).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời vào vở của HS về chất.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS làm vào vở câu hỏi:

Câu 1: Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất?

  1. Dây dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa).
  2. Chiếc ấm được làm bằng nhôm.
  3. 3. Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước.
  4. Thân cây bạch đàn có nhiều cellulose, dùng để sản xuất giấy.

Câu 2: Tìm hiểu những chất xung quanh em để hoàn thành bảng theo gợi ý sau:

Chất

Thể

Đặc điểm nhận biết

Ví dụ vật thể chứa chất đó

Sắt

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Chiếc đinh sắt

 

 

 

 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1:

- Vật thể tự nhiên: cây bạch đàn.

- Vật thể nhân tạo: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy.

- Vật sống: cây bạch đàn.

- Vật không sống: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy.

- Chất: đồng, nhôm, chất dẻo, acetic acid, nước, cellulose.

Câu 2:

Chất

Thể

Đặc điểm nhận biết

Ví dụ vật thể chứa chất đó

Sắt

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Chiếc đinh sắt

Nhôm

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Cái nồi nhôm

Đồng

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Dây dẫn điện làm bằng đồng

Nước 

Lỏng

Thể tích xác định, không có hình dạng xác định

Sông 

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Phương án đánh giá:
  2. Hoàn toàn không thể 2. Có thể hoàn thành một số ít
  3. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn 4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

1

Chọn đúng các từ (cụm từ) in nghiêng chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất.

 

 

 

 

2

Tìm hiểu được những chất xung quanh em để hoàn thành bảng theo gợi ý

 

 

 

 

 

Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

=> Giáo án hóa học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Từ khóa: Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3, Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Module 3, giáo án Hóa học 6 giáo án theo module 3

Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THCS

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725
Chat hỗ trợ
Chat ngay