Giáo án Tiếng việt 2 bài 7: Cây xấu hổ
Giáo án Tiếng việt 2 tập 1- sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 7: Cây xấu hổ. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô
Xem: =>
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng việt 2 bài 7: Cây xấu hổ
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 1: EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY
TUẦN 4
BÀI 7: CÂY XẤU HỔ
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giúp HS đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (VD: nổi lên, co rúm, xung quanh, xôn xao, quả nhiên, cành thanh mai, xuýt xoa, tiếc, con chim xanh, trở lại…), biết cách đọc đúng lời người kể chuyện trong bài Cây xấu hổ với ngữ điệu phù hợp.
- Nhận biết về đặc điểm của loài cây xấu hổ qua bài đọc và tranh minh họa, nhận biết được các nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện (thấy tiếng động, cây xấu hổ co rúm mình, nhắm mắt lại nhưng đã phải hối tiếc vì không thể nhìn thấy một con chim xanh rất đẹp),…
- Biết viết chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Biết dựa vào tranh và những gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. Biết chọn và kể lại được 1 – 2 đoạn của câu chuyện Chú đỗ con theo tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn mỗi đoạn của câu chuyện trong bài đọc) và kể với người thân về hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ.
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập;
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực văn học (cảm nhận được ý nghĩa câu chuyện);
- Phẩm chất
- Có sự tự tin vào chính bản thân mình.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Phương tiện dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Một số tranh ảnh về các loài cây;
- Mẫu chữ viết hoa C;
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK;
- Vở bài tập thực hành, vở chính tả;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1 – 2: Đọc 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi: + Em biết gì về loài cây trong tranh? + Dựa vào tên bài đọc và tranh minh họa, thử đoán xem loài cây có gì đặc biệt. - GV dẫn dắt vào bài đọc: Trong bài học hôm nay, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về một cây xấu hổ. Vì quá nhút nhát mà cây xấu hổ ấy đã khép những mắt lá lại, không nhìn thấy một con chim xanh tuyệt đẹp để rồi nuối tiếc. Cụ thể câu chuyện như thế nào, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu. 2. Đọc văn bản Mục tiêu: Đọc VB. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn HS phát âm một số từ khó và tìm hiểu nghĩa của từ ngữ chú giải trong SGK: + GV yêu cầu HS đọc theo hiệu lệnh: xung quanh, xanh biếc, lóng lánh, xuýt xoa. + GV giải thích nghĩa của những từ ngữ khó: + Lạt xạt: tiếng va chạm của lá khô. + Xôn xao: nhiều âm thanh, tiếng nói nhỏ phát ra cùng một lúc. + Xuýt xoa: cách thể hiện cảm xúc (thường là khen, đôi khi là tiếc) qua lời nói. + Thanh mai: cây bụi thấp, quả mọng nước, trông như quả dâu. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài đọc để cả lớp biết cách luyện đọc theo cặp: + Đoạn 1: Từ đầu… không có gì lạ thật; + Đoạn 2: Phần còn lại. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV mời các nhóm đọc trước lớp. - GV mời HS nhận xét và góp ý cách đọc của các bạn. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS đọc tiến bộ. 3. Trả lời câu hỏi Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi liên quan đến VB vừa đọc. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời 4 câu hỏi SGK trang 32. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV gọi đại diện các nhóm đứng lên trả lời. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Cách tiến hành: - GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc diễn cảm lại cả bài. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3 để hoàn thành các bài tập 1, bài tập 2 SGK trang 32. GV hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý câu trả lời của nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. Tiết 3: Viết 1. Viết chữ hoa Mục tiêu: HS biết viết chữ viết hoa C, viết chữ viết hoa C vào vở. Cách tiến hành: - GV giới thiệu mẫu chữ C, yêu cầu HS quan sát: độ cao, độ rộng các nét, quy trình viết chữ C; + Độ cao: 5 li; + Độ rộng: 4 li; - GV viết mẫu lên bảng: Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3 vòng xuống đến 2,5 ô vuông rồi vòng lên gặp đường kẻ ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái đến sát đường kẻ ngang 1, tiếp tục vòng lên đến đường kẻ ngang 3 và lượn xuống. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4. - GV yêu cầu HS tập viết chữ C vào bảng con, sau đó viết vào vở tập viết. GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. - GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi các em, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Viết ứng dụng Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức và kỹ năng viết chữ C. Viết ứng dụng chữ C. Cách tiến hành: - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Có công mài sắt, có ngày nên kim. - GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng, sau đó hướng dẫn HS: + Viết chữ C hoa đầu câu. + Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o. + Vị trí đặt dấy phẩy để ngăn cách các vế trong câu và dấu chấm cuối câu: dấu phẩy ngay sau chữ t trong tiếng sắt và dấu chấm ngay sau chữ m của tiếng kim. - GV yêu cầu HS viết vào vở tập viết. - GV gọi một số HS trình bày bài viết. - GV hướng dẫn, chữa một số bài trên lớp. Tiết 4: Nói và nghe 1. Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh
|
- HS quan sát tranh minh họa và làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- HS đọc theo hiệu lệnh.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc nối tiếp bài đọc để cả lớp biết cách luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp. - Các nhóm đọc trước lớp. - HS nhận xét và góp ý cách đọc của các bạn. - HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: Câu 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì? Trả lời: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã khép những mắt lá lại. Câu 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì? Trả lời: Cây cỏ xung quanh xôn xao chuyện một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay. Câu 3: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì? Do cây xấu hổ sợ và nhắm mắt lại nên đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp. Câu 4: Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại? Trả lời: Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại? - Đại diện các nhóm đứng lên trả lời.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- 1 – 2 HS đọc diễn cảm lại cả bài.
- HS làm việc theo nhóm 3 để hoàn thành các bài tập: Câu 1: Những từ ngữ chỉ đặc điểm: đẹp, lóng lánh, xanh biếc. Câu 2: Nói tiếp lời của cây xấu hổ: Mình rất tiếc (…). Ví dụ: - Mình rất tiếc vì đã không mở mắt để thấy được con chim xanh. - Mình rất tiếc vì đã không thể vượt qua nỗi sợ của mình. - Mình rất tiếc vì đã quá nhút nhát nên đã nhắm mắt lại, không nhìn thấy con chim xanh. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý câu trả lời của nhóm bạn. - HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 2 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Tiếng anh 2 sách kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 2 sách kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Toán 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Đạo đức 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tiếng việt 2 Kết nối tri thức