Giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Thuộc chương trình Sinh học 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối tri thức
BÀI 2. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Nước và chất khoáng có vai trò gì đối với thực vật? Chúng được thực vật hấp thụ và sử dụng như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động I. Vai trò của nước và chất khoáng
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Nêu những vai trò của nước và những vai trò chính của các nguyên tố khoáng thiết yếu?
Sản phẩm dự kiến:
Vai trò của nước:
+ Là thành phần cấu tạo của tế bào.
+ Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây.
+ Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.
+ Điều hòa nhiệt độ.
+ Hình a: thiếu Phosphorus (P)
Hình b: thiếu Potassium (K)
Hình c: thiếu Magnesium (Mg)
Hình d: thiếu Zinc (Zn).
+ Vai trò của các nguyên tố trên: bảng 2.1 SGK trang 10.
+ Nguyên tố khoáng thiết yếu là những nguyên tố mà thiếu chúng cây sẽ không hoàn thành được chu kỳ sống của mình.
+ Vai trò chính của các nguyên tố khoáng thiết yếu:
- Cấu trúc thành phần của tế bào.
- Điều tiết các quá trình sinh lí.
Kết luận:
- Nước, chất khoáng là những chất dinh dưỡng của thực vật.
- Quá trình dinh dưỡng thực vật là quá trình hấp thụ nước, chất khoáng và đồng hóa chúng thành chất sống.
Hoạt động II. Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Nước tham gia vào những hoạt động, quá trình sinh lí nào trong đời sống của thực vật?
Sản phẩm dự kiến:
- Đáp án câu hỏi câu hỏi 2 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 15:
+ Hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu: Dịch tế bào biểu bì lông hút ưu trương so với dich trong đất => Nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút.
+ Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
Cơ chế thụ động: chất khoáng đi từ
Đất (nồng độ cao) → Rễ (nồng độ thấp).
Cơ chế chủ động: chất khoáng đi từ (cần năng lượng)
Đất (nồng độ thấp) → Rễ (nồng độ cao).
+ Để nhận biết triệu chứng thiếu khoáng ở cây trồng: quan sát màu lá, hình dạng quả, thân (ví dụ mục I).
- Đáp án câu hỏi câu hỏi 3 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 15 (bảng bên dưới)
- Đáp án câu hỏi câu hỏi 4 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 15:
+ Thực vật điều tiết quá trình thoát hơi nước thông qua: ánh sáng và stress.
Kết luận:
- Hoạt động trao đổi nước ở thực vật diễn ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau gồm:
+ Hấp thụ nước ở hệ rễ
+ Vận chuyển nước ở thân
+ Thoát hơi nước ở lá
- Nguyên tố khoáng hòa tan trong nước => Quá trình trao đổi khoáng đi kèm với trao đổi nước.
Hoạt động III. Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Trình bày các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới?
Sản phẩm dự kiến:
Chậu a: xuất hiện vàng lá ở lá trưởng thành, lá nhỏ, cây thấp kém phát triển.
Chậu b: lá xanh, kích thước lá lớn, cây sinh trưởng và phát triển tốt.
=> Vai trò của nitrogen:
+ Vai trò cấu trúc: thành phần của các hợp chất hữu cơ (protein, diệp lục…).
+ Vai trò điều tiết: tham gia cấu tạo enzyme, hormone thực vật… → điều tiết sinh trưởng và phát triển của thực vật.
+ Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại ở dạng tự do (N2 trong khí quyển) và dạng hợp chất (vô cơ, hữu cơ).
+ Thực vật hấp thụ nitrogen ở dạng vô cơ (NO3- và NH4+).
+ Những con đường tạo ra nguồn nitrogen cây dễ hấp thụ:
- Con đường cố định N2 nhờ VSV.
- Sự phân giải chất hữu cơ.
- Phân bón.
+ Khi bón nhiều phân đạm cho một số loại cây ngũ cốc như ngô, lúa thì hay dẫn đến hiện tượng “đổ lốp”.
+ Đạm làm lá phát triển mạnh, nhưng mô cơ giới của thân kém phát triển => Thân không đủ cứng để chống đỡ sức nặng của lá => Cây đổ rạp.
→ Ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Kết luận:
- Đất là nguồn cung cấp nitrogen chính cho cây trồng.
- Cây hấp thụ nitrogen ở hai dạng là NO3- và NH4+.
- Nitrogen vô cơ (NO3- và NH4+) qua quá trình nitrate và đồng hóa ammonium được chuyển thành dạng hữu cơ.
Hoạt động IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Ánh sáng ảnh hưởng đối với thực vật như thế nào?
- Nêu cơ sở khoa học và ứng dụng của ánh sáng tới thực vật?
- Nhiệt độ ảnh hưởng đối với thực vật như thế nào?
- Nêu cơ sở khoa học và ứng dụng của nhiệt độ tới thực vật?
- Độ ẩm đất và không khí ảnh hưởng đối với thực vật như thế nào?
- Nêu cơ sở khoa học và ứng dụng của độ ẩm đất và không khí tới thực vật?
Nhận xét hoạt động trao đổi nước và chất khoáng chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
1. Ánh sáng
- Ảnh hưởng đối với thực vật: mở khí khổng, tăng tốc độ thoát hơi nước, tăng cường quang hợp và hô hấp => giải phóng năng lượng.
→ Tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng ở rễ và thân.
- Cơ sở khoa học: quá trình quang hợp và trao đổi nước ở cây.
- Ứng dụng: trồng cây theo hàng, tỉa cây, tỉa cành, chọn khu vực trồng…
2. Nhiệt độ
- Ảnh hưởng đối với thực vật:
+ Nhiệt độ giảm => Hô hấp và khả năng hấp thụ khoáng của rễ giảm.
+ Nhiệt độ tăng quá cao => Lông hút bị tổn thương hoặc chết.
+ Nhiệt độ được đảm bảo => tăng tốc độ hấp thụ khoáng.
- Cơ sở khoa học: Nhiệt độ ảnh hưởng trực đến quá trình trao đổi chất, độ nhớt và tính thấm của chất nguyên sinh và sự thoát hơi nước.
- Ứng dụng:
+ Khi nhiệt độ thấp: ủ gốc bằng rơm, rạ, bao tải gai…
+ Trong phương pháp trồng cây thủy canh: sử dụng vật liệu cách nhiệt để bọc hoặc làm ống trồng cây.
3. Độ ẩm đất và không khí
- Ảnh hưởng đối với thực vật:
+ Độ ẩm đất: tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng ở hệ rễ.
+ Độ ẩm không khí: ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động trao đổi nước và khoáng thông qua quá trình thoát hơi nước.
- Cơ sở khoa học: quá trình hô hấp, sự sinh trưởng của hệ rễ và sự thoát hơi nước.
- Ứng dụng: tưới tiêu hợp lí.
+ Cường độ ánh sáng tăng => Tốc độ thoát hơi nước tăng => Tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng ở rễ và thân.
+ Cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển các chất trong cây.
Nhiệt độ ở vùng rễ tăng => Khả năng hấp thụ chất khoáng tăng.
+ Độ ẩm thấp => khí khổng hoạt động nhiều => thúc đẩy thoát hơi nước.
→ Tăng quá trình hấp thụ nước và khoáng.
+ Độ ẩm cao => giảm tỉ lệ hoạt động khí khổng => thoát hơi nước giảm.
→ Giảm quá trình hấp thụ nước và khoáng.
Kết luận:
- Hoạt động trao đổi nước và chất khoáng chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí…
Hoạt động V. Ứng dụng quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật trong sản xuất nông nghiệp
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Trong hoạt động tưới nước, cần lưu ý gì để đảm bảo trạng thái cân bằng nước cho cây? Theo em, việc bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đất và cây trồng?
Sản phẩm dự kiến:
+ Cần xác định việc tưới tiêu hợp lí cho cây trồng theo tiêu chí: đúng nhu cầu sinh lí của từng loại cây (cây hạn, cây ưa nước, cần nước…), đúng thời điểm cây cần và đúng phương pháp.
+ Biến đổi về hình thái, ví dụ xương rồng lá biến thành gai.
+ Biến đổi quá trình sinh lí – sinh hóa.
+ Biến đổi cấp độ phân tử.
Vườn dâu tây nhà ông Hùng đang gặp tình trạng thừa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitrogen.
Biện pháp: tránh tăng thêm phân bón, làm ngập đất trong nước và để cho đất thoát nước.
+ Nếu bón phân quá ít => không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây: xuất hiện triệu chứng thiếu khoáng, cây còi cọc, giảm năng suất cây trồng.
+ Nếu bón phân quá nhiều => dư thừa gây độc cho cây, ô nhiễm môi trường.
Kết luận:
Trong sản xuất, có thể điều khiển các yếu tố ngoại cảnh và áp dụng chế độ bón phân, tưới nước hợp lí để nâng cao năng suất cây trồng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?
A. Lực thoát hơi nước
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
D. Áp suất rễ
Câu 2: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. từ mạch gỗ sang mạch rây
C. từ mạch rây sang mạch gỗ
D. qua mạch gỗ
Câu 3: Cơ quan thoát hơi nước của cây là:
A. Cành
B. Lá
C. Rễ
D. Thân
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong tự nhiên, ở một số cây trồng như cà rốt, khoai tây, ... chất dự trữ trong củ sẽ được vận chuyển lên các cơ quan phía trên trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển nào của thực vật?
Câu 2: Nhận xét những yếu tố ngoại cảnh và áp dụng chế độ bón phân, tưới nước với năng suất cây trồng?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 11 chân trời sáng tạo