Giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối Bài 6: Hô hấp ở thực vật
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 6: Hô hấp ở thực vật. Thuộc chương trình Sinh học 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối tri thức
BÀI 6. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Để thực hiện các hoạt động sống như trao đổi nước, khoáng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, ... thực vật sử dụng nguồn năng lượng do quá trình nào cung cấp?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động I. Khái quát về hô hấp ở thực vật
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Hô hấp là gì?
- Hô hấp tạo ra năng lượng nhằm mục đích gì?
- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian nhằm mục đích gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.
- Hô hấp tạo ra năng lượng để duy trì nhiệt độ cho cơ thể và sử dụng cho các hoạt động sống của cây.
- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác trong cơ thể.
Hoạt động II. Các con đường hô hấp ở thực vật
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Con đường hô hấp hiếu khí và lên men gồm những giai đoạn nào? Nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn là gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Hô hấp hiếu khí là con đường phổ biến ở thực vật xảy ra trong điều kiện có O2, gồm 3 giai đoạn là đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron.
→ Năng lượng thu được khi phân giải hiếu khí 1 phân tử glucose là 30 – 32 ATP.
- Lên men diễn ra trong điều kiện môi trường thiếu O2, gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men.
→ 1 phân tử glucose chỉ thu được 2 ATP.
Hoạt động III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Nước, nhiệt độ, hàm lượng O2, CO2 có ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp ở thực vật? Giải thích?
Sản phẩm dự kiến:
+ Nước tham gia trực tiếp vào quá trình thủy phân tinh bột thành glucose – nguyên liệu trực tiếp của quá trình hô hấp. → Thiếu nước, hô hấp giảm.
+ Giới hạn nhiệt độ của ngô: 8 – 45◦C.
Lúa: 10 - 50◦C.
Dưa hấu: 12 - 40◦C.
Trong giới hạn này, nhiệt độ tăng thúc đẩy sự nảy mầm, tạo năng lượng cung cấp cho các giai đoạn tiếp theo.
Nhiệt độ môi trường tăng cao (trên giới hạn) làm mất hoạt tính enzyme hô hấp.
→ Hạt không nảy mầm được.
+ Vì nếu trồng ở môi trường đất nén chặt hoặc thoát nước kém → thiếu oxy.
→ Hoạt động hô hấp bị giảm, chuyển sang lên men dẫn đến không đủ năng lượng cho các hoạt động của cây, có thể chết cây.
+ Vì hàm lượng CO2 cao trong môi trường sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế dẫn đến hạt mất khả năng nảy mầm.
Hô hấp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, nước, hàm lượng CO2…
Hoạt động IV. Ứng dụng của hô hấp ở thực vật vào thực tiễn
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Nêu những ứng dụng của hô hấp ở thực vật vào thực tiễn trong cuộc sống?
Sản phẩm dự kiến:
Con người có thể dựa vào hiểu biết về các yếu tố môi trường để điều khiển quá trình hô hấp ở thực vật theo hướng có lợi trong trồng trọt và bảo quản nông sản.
Hoạt động V. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Hãy phân tích mối quan hệ giữa 2 quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật?
Sản phẩm dự kiến:
+ Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó quang hợp tạo ra chất hữu cơ và O2 cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Ngược lại CO2 là sản phẩm của hô hấp được sử dụng làm nguyên liệu cho quang hợp.
+ Hô hấp còn tạo ra các sản phẩm trung gian làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào rễ, tạo điều kiện cho rễ hút nước, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
Kết luận:
- Hô hấp và quang hợp có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau.
- Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Chu trình Crep diễn ra trong
A. Chất nền của ti thể.
B. Tế bào chất.
C. Lục lạp.
D. Nhân.
Câu 2: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là
A. rượu etylic + CO2 + năng lượng.
B. axit lactic + CO2 + năng lượng.
C. rượu etylic + năng lượng.
D. rượu etylic + CO2.
Câu 3: Chuỗi truyền electron tạo ra
A. 32 ATP.
B. 34 ATP.
C. 36 ATP.
D. 38 ATP.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp của nông sản về mức tối thiểu?
Câu 2: Giải thích cơ sở khoa học của việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 11 chân trời sáng tạo