Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối Bài 20: Bầu trời mùa thu
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 20: Bầu trời mùa thu. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
BÀI 20: BẦU TRỜI MÙA THU
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Trao đổi với bạn: Bầu trời đẹp nhất vào lúc nào? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HS thảo luận trả lời câu hỏi: HS nêu những từ khó, từ dễ phát âm sai và cách đọc, ngắt nhịp?
Sản phẩm dự kiến:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến để nói về bầu trời.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến và mỉm cười.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV hướng dẫn HS đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: tia nắng mặt trời, mặt nước mệt mỏi, những làn sóng,...
+ Nhấn giọng ở từ để hỏi :
Vì sao mặt nước lại mệt mỏi?
Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thế?
Em đã tìm được chưa?
+ Cách ngắt giọng ở những câu dài:
Còn bây giờ, /chẳng có chim én nữa, / vì thế/ bầu trời cúi xuống lắng nghe/ để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây/ hay ở nơi nào.
Cứ thế, / các cô cậu hào hứng suy nghĩ và tưởng tượng/ để nói về bầu trời theo cách của riêng mình.
+ Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung miêu tả trong các câu văn của mỗi bạn trong câu chuyện.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
câu hỏi 1: Các bạn học sinh được thầy giáo giao cho nhiệm vụ gì?
câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về cách tả bầu trời của các bạn nhỏ qua các câu văn?
câu hỏi 3:Trong bài có rất nhiều câu văn tả bầu trời, em thích câu văn nào? Vì sao ?
câu hỏi 4: Theo em, vì sao hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau?
Câu hỏi 5: Viết 1 – 2 câu văn tả bầu trời theo quan sát và cảm nhận của em.
Sản phẩm dự kiến:
Thầy giáo dẫn các bạn học sinh ra cánh đồng để quan sát bầu trời, vì khi viết bài văn miêu tả, HS cần có những cảm nhận riêng về sự vật được miêu tả.
Bầu trời có hành động, cử chỉ, điệu bộ (rửa mặt, củi xuống, ghé sát,...).
Bầu trời có tâm trạng. cảm xúc (trầm ngâm, nhỏ, buồn bã,...).
Bầu trời có tính tình, tính cách (dịu dàng) của con người, giống như con người.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Tìm câu văn sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hóa.
Đặt câu kể, tả về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có sử dụng biện pháp
Sản phẩm dự kiến:
1.
Câu văn sử dụng phép so sánh | Câu văn sử dụng phép nhân hóa |
|
|
2. - Mây:
+ Những chị mây diện những chiếc váy trắng muốt đang bay trên bầu trời xanh cao.
+ Từng chị mây cam, hồng dần dần vẫy tay chào biệt buổi chiều để đến với màn đêm tĩnh lặng.
- Nắng: Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?
- A. Ông – chị – ông.
- B. Chị – ông – ông.
- C. Ông – ông – chị.
- D. Ông – ông – ông.
Câu 2: Các sự vật trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?
- A. Trốn – nóng lòng.
- B. Trốn – chờ đợi, hả hê uống nước.
- C. Trốn – hả hê uống nước.
- D. Trốn – nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước.
Câu 3: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?
- A. Ơ! Ông trời bật lửa.
- B. Xuống đi nào mưa ơi.
- C. Mưa! Mưa xuống thật rồi!
- D. Cả B và C.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Câu 4: Trong đoạn thơ trên, những sự vật nào đã được nhân hóa?
- A. Chim sẻ, gà mái, chuối mật.
- B. Nhà, chim sẻ, ngô bắp.
- C. Gà mái, chuối mật, ngô bắp.
- D. Gà mái, chim sẻ, chuối bắp.
Câu 5: Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?
- A. Gọi nó bằng cách các từ chỉ người.
- B. Cho các sự vật hành động, trò chuyện, suy nghĩ giống như là một con người.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4:C
Câu 5:A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bác Sét đang đùng đoàng giữa trời.
Từ ngữ nào được dùng để nhân hóa trong câu trên?
Câu 2: Từ ngữ nào trong câu “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi” là từ để chỉ hoạt động tính chất của con người nhưng lại được dùng để chỉ sự vật?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời