Nội dung chính Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 11: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 11: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 11: QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

I. Vai trò của việc quản lí môi trường nuôi thủy sản

Vai trò của quản lí môi trường nuôi thuỷ sản:

+ Duy trì điều kiện sống ổn định, phù hợp cho động vật thuỷ sản sinh trưởng, phát triển.

+ Giảm chi phí xử lí ô nhiễm môi trường trong nuôi thuỷ sản.

+ Ngăn ngừa sự phát sinh ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

+ Hạn chế các tác động xấu đến sức khỏe con người.

4. Sử dụng rừng

5. Chế biến và thương mại lâm sản

II. Các biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản

1. Quản lí nguồn nước thải khi nuôi

- Nguồn nước là yếu tố quan trọng đầu tiên của môi trường nuôi thuỷ sản. Do vậy, trước khi nuôi thuỷ sản, nguồn nước cần phải được kiểm tra, đánh giá và xử lí các chỉ số an toàn. Chỉ đưa thuỷ sản vào môi trường nuôi khi nguồn nước đảm bảo chất lượng.

- Quản lí nguồn nước nhằm chủ động kiểm soát nước nuôi thuỷ sản cả về số lượng, lưu lượng và chất lượng. Cần có hệ thống dự trữ nước để cung cấp khi có nhu cầu. Các nguồn nước nuôi, nước thải cần được xử lí đúng quy định.

2. Quản lí nguồn nước trong quá trình nuôi

Các lưu ý khi quản lí nguồn nước trong quá trình nuôi thuỷ sản:

* Quản lí các yếu tố thuỷ lí

– Thường xuyên kiểm tra các yếu tố thuỷ lí như nhiệt độ, độ trong của nước,...

– Xử lí kịp thời các tình huống bất thường như nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ giảm đột ngột hoặc tăng cao, có thể sử dụng mái che hoặc bổ sung nước; nhiệt độ giảm có thể sử dụng hệ thống nâng nhiệt, chiếu đèn hoặc sục khí,...

* Quản lí các yếu tố thuỷ hoá

- Định kì đo độ mặn, pH, hàm lượng oxygen hoà tan và hàm lượng NH3 trong môi trường nuôi thuỷ sản.

–Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và khi phát hiện những bất thường ở đối tượng nuôi như cá bơi nổi nhiều trên mặt nước, cá chết hàng loạt,...

* Quản lí các yếu tố thuỷ sinh

– Định kì kiểm tra sự có mặt của tảo trong nước nuôi thuỷ sản hoặc kiểm tra khi thấy có sự thay đổi bất thường của màu nước.

- Quản lí các yếu tố thuỷ sinh khác như rong, rêu, vi sinh vật, cây trồng ven bờ,... một cách phù hợp.

* Quản lí chất thải nuôi thuỷ sản

– Tránh ô nhiễm môi trường nuôi thuỷ sản: Xử lí kịp thời lượng thức ăn dư thừa và chất thải của thuỷ sản nhất là trong điều kiện nuôi công nghiệp.

– Bổ sung các chế phẩm vi sinh, enzyme để hỗ trợ quá trình chuyển hoá.

- Sử dụng biện pháp thu gom cơ học theo chu kì.

3. Quản lí nguồn nước sau khi nuôi

Các lưu ý khi quản lí nguồn nước sau nuôi:

+ Nguồn nước thải sau nuôi thuỷ sản và nguồn nước bị ô nhiễm cần được xử lí trước khi đưa ra môi trường.

+ Tuỳ từng mức độ ô nhiễm khác nhau mà thực hiện các biện pháp xử lí phù hợp như đưa vào bể lắng, lọc, xử lí hoá chất, xử lí bằng các chế phẩm sinh học,...

III. Xác định một số chỉ tiêu cơ bản của nước nuôi thủy sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay