Nội dung chính Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

BÀI 5: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

I. Trồng rừng

1. Thời vụ trồng rừng

Khu vực

Thời vụ trồng

Lí do

Miền Bắc

Mùa xuân hoặc mùa hè (từ tháng 2 đến tháng 7)

Thời tiết mát, đủ ẩm

Miền Trung

Mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12)

Miền Nam

Mùa xuân hoặc xuân hè (từ tháng 5 đến tháng 11)

2. Kĩ thuật trồng rừng

Chuẩn bị

Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng

Trồng rừng bằng cây con

Đất trồng

Làm đất toàn diện hay cục bộ (theo hàng hoặc theo khóm).

- Đào hố theo vị trí, kích thước phù hợp với từng loại cây.

Bón lót phân hữu cơ hoặc phân NPK với liều lượng phù hợp, sau đó lấp hố bằng đất tầng mặt.

Giống

- Hạt giống cần có phẩm chất tốt hơn so với hạt gieo trong vườn ươm.

- Xử lí để tăng khả năng nảy

mầm của hạt trước khi đem gieo.

- Cây giống khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh; đảm bảo tiêu chuẩn về tuổi, chiều cao, đường kính rễ.

Kĩ thuật trồng

– Phương thức gieo toàn diện: gieo hạt đồng đều trên toàn bộ diện tích tích đất gieo. 

– Phương thức gieo cục bộ: + Gieo theo hàng.

+ Gieo theo khóm (mỗi hố

gieo từ 3 đến 5 hạt).

- Trồng cây con rễ trần: tạo lỗ trong hố trồng → đặt cây vào → lấp đất → nén đất và vun gốc.

– Trồng cây con có bầu: tạo lỗ trong hố trồng → rạch và xé vỏ bầu → đặt bầu cây vào, lấp đất, nén đất lần 1→ lấp đất và nén đất lần 2 rồi vun gốc.

Ưu, nhược điểm

- Ưu điểm:

+ Có thể áp dụng trên các vùng đất rộng lớn.

+ Bộ rễ cây phát triển tự nhiên.

- Nhược điểm:

+ Tốn công chăm sóc, tốn hạt giống.

+ Cây con mọc lên từ hạt dễ bị côn trùng tấn công.

- Ưu điểm:

+ Cây con có sức đề kháng tốt nên tỉ lệ sống sót cao; tiết kiệm hạt giống. 

+ Giảm công chăm sóc.

- Nhược điểm:

+ Quá trình sản xuất cây con phức tạp, chi phí cao, giá thành vận chuyển cây con cao

+ Hệ rễ của cây con dễ bị tổn thương trong quá trình ươm và vận chuyển.

II. Chăm sóc rừng

Hoạt động

Kĩ thuật

Mục đích, ý nghĩa

1. Làm cỏ, vun xới

- Định kì khoảng 3 năm liên tục sau khi trồng; số lần tuỳ thuộc tình hình cụ thể. 

- Thời điểm: trước thời kì cỏ dại sinh trưởng mạnh nhất hoặc trước khi bón phân thúc.

– Làm toàn diện với địa hình bằng phẳng hoặc cục bộ ở nơi địa hình đất dốc.

– Làm đất tơi xốp, tăng khả năng thấm nước.

- Hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng. 

– Phá bỏ nơi ẩn nấp của sâu bệnh hại.

2. Bón phân thúc

Loại phân, liều lượng, thời gian và phương pháp bón tuỳ thuộc điều kiện lập địa, loài cây và giai đoạn sinh trưởng.

– Nâng cao độ phì của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

- Nâng cao sản lượng và chất lượng lâm sản.

3. Tưới nước

Lượng nước, số lần tưới căn cứ vào đặc điểm hệ rễ; loại cây, giai đoạn tuổi, điều kiện lập địa.

– Nâng cao tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

4. Tỉa cành, tỉa thưa

- Tỉa cành:

+ Dùng kéo, dao sắc, cưa,... cắt bỏ các cành phía dưới 1/3 chiều dài tán cây. 

+ Tỉa vào đầu mùa khô, ngày thời tiết khô ráo; thường kết hợp với làm cỏ, phát dọn dây leo và vun xới.

* Tỉa thưa: Nếu gieo hạt thẳng hoặc trồng một hố nhiều cây thì khi cây rừng ổn định, tiến hành tỉa bớt, mỗi hố để lại một cây. 

* Tỉa cành:

- Nâng cao hiệu quả

quá trình trao đổi chất

→ cây sinh trưởng

nhanh.

– Giảm khuyết tật, nâng cao chất lượng gỗ.

* Tỉa thưa: Nhằm đảm bảo mật độ.

5. Trồng dặm

– Sau khi trồng khoảng 20 đến 30 ngày: 

+ Nếu tỉ lệ sống dưới 85% thì trồng dặm. 

+ Nếu tỉ lệ sống trên 85% thì chỉ trồng dặm ở những nơi cây chết tập trung. 

– Sau một năm, nếu tỉ lệ sống chưa đạt 85% thì trồng dặm bằng cây con của năm trước.

- Nhằm đảm bảo mật độ.

=> Giáo án điện tử Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay