Nội dung chính Địa lí 9 cánh diều Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

CHỦ ĐỀ 3. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM

  1. CHỨNG CỨ LỊCH SỬ, PHÁP LÍ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA VIỆT NAM
  2. Chứng cứ lịch sử
  • Nguồn lịch sử thành văn:

+ Phủ biên tạp lục – Lê Quý Đôn (1776)

+ Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú (1821)

+ Đại Nam thực lục chính biên – Quốc sử Quán

+ Châu bản triều Nguyễn

+ Hải ngoại kí sự - nhà sư Thích Đại Sán 1696

  • Bản đồ cổ: 

+ Toàn tập Thiên Nam từ chi lộ đồ thư

+ Đại Nam nhất thống toàn đồ

  • Nguồn sử liệu hiện vật:

+ Nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc Hải

+ Hai tấm bia tại đảo Song Tử Tây và Nam Yết

  1. Cơ sở pháp lí về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
  • Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1975: 

+ Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, Chính phủ Pháp đại diện cho quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Từ 1945 đến 1954, Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Từ 1954 - 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục thuộc quyền quản lí hành chính của chính quyền Sài Gòn.

+ Từ tháng 4-1975, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau đó là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

  • Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: 

+ 9/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí Quyết định số 193-HĐBT về việc thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai (nay thuộc tỉnh Khánh Hoà) và Quyết định số 194-HĐBT về việc thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay thuộc thành phố Đà Nẵng).

+ 23/6/1994, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ 4/11/2002, Việt Nam cùng các nước ASEAN và Trung Quốc kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông và duy trì ổn định ở khu vực.

+ 21/6/2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bỏ phiếu thông qua Luật Biển Việt Nam, gồm 7 chương, 55 điều. Trong đó, Điều 1 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

  1. VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG VIỆC KHẲNG ĐỊNH VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
  • Về quốc phòng, an ninh: 

+ Sự liên kết giữa các đảo và quần đảo trên Biển Đông đã hình thành nên tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, là lá chắn vững chắc từ hướng biển, tạo thế liên hoàn biển - đảo - đất liền trong thế trận phòng thủ đất nước.

+ Biển, đảo Việt Nam còn là nơi giao lưu và hội nhập với các nền văn hóa của các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, biển, đảo vừa tạo ra nhiều cơ hội vừa đặt Việt Nam trước những thách thức trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

  • Về tiềm năng phát triển kinh tế: Biển, đảo Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, ...
  • Về hợp tác quốc tế: 

+ Hoạt động hợp tác quốc tế về biển góp phần quan trọng trong việc tăng cường uy tín chính trị, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước để giải quyết các tranh chấp trên biển, tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới;

+ Huy động các nguồn lực để phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay