Nội dung chính Hóa học 12 cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại sách Hoá học 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
CHỦ ĐỀ 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
BÀI 15: TÁCH KIM LOẠI VÀ TÁI CHẾ KIM LOẠI
I. Trạng thái tự nhiên của kim loại
- Trong vỏ Trái Đất, đa số các nguyên tố kim loại tồn tại ở dạng hợp chất oxide và muối không tan, một số kim loại quý tồn tại ở dạng đơn chất hoặc hợp kim.
- Trong nước mặt và nước ngầm, các nguyên tố kim loại tồn tại ở dạng cation như Na+, Mg+, Ca2+,….
- Trong cơ thể sinh vật, nguyên tố calcium có trong xương và răng; các nguyên tố như potassium, sắt, đồng,… có trong máu.
- Quặng kim loại chứa các khoáng vật tạo bởi hợp chất của kim loại hoặc đơn chất kim loại và tạp chất.
- Nhôm và sắt là những nguyên tố kim loại chiếm hàm lượng cao trong vỏ Trái Đất ⇒ Quặng nhôm và quặng sắt là các quặng kim loại phổ biến nhất.
II. Phương pháp tách kim loại
- Nguyên tắc: Khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne → M.
1. Phương pháp tách các kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu
* Phương pháp nhiệt luyện
- Nguyên tắc: Khử các oxide kim loại ở nhiệt độ cao bằng chất khử như C, CO,…
- Một số kim loại được điều chế bằng phương pháp này: Fe, Cu, Zn, Pb, Sn,…
* Phương pháp thủy luyện
- Nguyên tắc: Dùng các kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn,… đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng.
- Ví dụ: Fe(s) + CuSO4(aq) → FeSO4(aq) + Cu(s)
- Một số kim loại được điều chế bằng phương pháp này: Cu, Ag, Au,…
2. Phương pháp tách kim loại hoạt động hóa học mạnh
- Kim loại hoạt động hóa học mạnh được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.
- Kim loại nhóm IA, nhóm IIA và nhôm được tách bằng cách điện phân muối halide hoặc oxide của chúng ở trạng thái nóng chảy.
III. Tái chế kim loại
- Khái niệm: Tái chế kim loại là quá trình thu kim loại từ các phế liệu kim loại.
- Phế liệu kim loại gồm: Kim loại, hợp kim có trong thiết bị, máy móc, vật dụng cũ, hỏng, không còn sử dụng được nữa.
1. Nhu cầu tái chế kim loại
- Vai trò của tái chế kim loại: Đáp ứng được nhu cầu sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Thực tiễn tái chế kim loại
- Quy trình tái chế: thu gom, phân loại phế liệu; nghiền, băm nhỏ; luyện kim (nung chảy, tinh luyện); tạo vật liệu; vận chuyển.
=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại