Nội dung chính Hóa học 12 cánh diều Bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại sách Hoá học 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 

BÀI 13: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI

I. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại

1. Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại

- Thường có ít electron ở lớp ngoài cùng.

- Bán kính của nguyên tử kim loại thường lớn hơn khá nhiều so với bán kính của nguyên tử phi kim cùng chu kì.

- Các electron hóa trị ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử kim loại chịu lực hút yếu của hạt nhân.

2. Cấu tạo tinh thể kim loại

- Ở điều kiện thường, các kim loại ở thể rắn, có cấu tạo tinh thể (trừ thủy ngân ở thể lỏng).

- Trong tinh thể kim loại, do chịu lực hút yếu của hạt nhân nguyên tử nên các electron hóa trị dễ tách ra khỏi nguyên tử, tạo thành các electron hóa trị tự do và cation kim loại. Vì vậy, tinh thể kim loại chứa các cation kim loại sắp xếp theo trật tự nhất định cùng với các electron hóa trị chuyển động tự do.

3. Liên kết kim loại

- Liên kết kim loại là liên kết được hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các cation kim loại và các electron hóa trị tự do trong mạng tinh thể kim loại.

II. Tính chất vật lí và một số ứng dụng của kim loại

1. Tính chất vật lí chung và ứng dụng

a) Tính dẻo

- Kim loại có tính dẻo: dễ rèn, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi.

- Một số kim loại có tính dẻo cao: Au, Ag, Al, Cu, Sn, Fe,…

- Nguyên nhân gây ra tính dẻo: cation trong tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau mà không tách rời nhờ lực hút tĩnh điện giữa chúng với các electron hóa trị tự do.

- Ứng dụng: làm đồ trang sức, vật liệu nha khoa, đúc tượng, sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí,….

b) Tính dẫn điện

- Nguyên nhân: Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, dưới tác động của điện trường, các electron tự do đang chuyển động hỗn loạn trong tinh thể kim loại sẽ chuyển động thành dòng, có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.

- Một số kim loại dẫn điện tốt: Ag, Cu, Au, Al, Fe,…

- Cu thường được dùng làm lõi dây dẫn điện, Al dùng làm dây dẫn điện cao thế.

c) Tính dẫn nhiệt

- Nguyên nhân: Khi đốt nóng một đầu dây kim loại, các electron hóa trị tự do ở vùng nhiệt độ cao có động năng lớn hơn di chuyển đến vùng có nhiệt độ thấp hơn trong tinh thể kim loại và truyền năng lượng cho các cation kim loại ở đây.

- Kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt.

- Ứng dụng: làm vật liệu truyền nhiệt và tản nhiệt.

d) Ánh kim

- Nguyên nhân: electron hóa trị tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được.

- Ứng dụng: làm đồ trang sức, vật trang trí, làm gương soi,….

2. Tính chất vật lí riêng và một số ứng dụng

- Khối lượng riêng

+ Kim loại nhẹ: D < 5 g/cm3; magnesium, aluminium dùng chế tạo hợp kim nhẹ.

+ Kim loại nặng: D  5 g/cm3; sắt, tungsten tạo hợp kim nặng.

- Nhiệt độ nóng chảy

+ Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao: Tungsten (vonfram, W), làm dây tóc bóng đèn trong bóng đèn sợi đốt.

+ Kim loại ở trạng thái lỏng (điều kiện thường): Thủy ngân.

+ Chì, cadmium, thiếc trắng làm dây chảy trong cầu chì.

- Tính cứng

+ Kim loại cứng nhất: Chromium, được mạ bên ngoài các sản phẩm để bảo vệ sản phẩm và hạn chế sự mài mòn.

- Nhôm nhờ độ cứng vừa phải và dẻo nên được dùng làm khung cửa, lon hoặc hộp,….

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Hoá học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay