Nội dung chính Hóa học 12 cánh diều Bài 9: Vật liệu polymer

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Vật liệu polymer sách Hoá học 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

BÀI 9. VẬT LIỆU POLYMER

I. CHẤT DẺO

1. Khái niệm

- Chất dẻo là những vật liệu polymer có tính dẻo.

- Thành phần chính là polymer.

2. Một số polymer được dùng làm chất dẻo

  • Polyethylene (PE)
  • Polypropylene (PP)
  • Poly styrene (PS)
  • Poly (vinyl chloride) (PVC)…

3. Ứng dụng của chất dẻo

  • Sản xuất bao bì đóng gói, đồ gia dụng hằng ngày…
  • Sản xuất đồ nội và ngoại thất, vật liệu cách điện…
  • Sản xuất thiết bị y tế, các loại kính mắt..

=> Chất dẻo có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.

4. Tác hại của việc lạm dụng chất dẻo

Khối lượng nhựa lớn thải ra môi trường -> Ảnh hưởng hệ sinh thái -> Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng sức khỏe con người…

5. Một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo

- Hạn chế sử dụng vật dụng làm từ chất dẻo, thay bằng các vật liệu thân thiện với môi trường.

- Tái chế và tái sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa.

II. VẬT LIỆU COMPOSITE

1. Khái niệm

Vật liệu composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, tạo nên vật liệu mới có tính chất vượt trội so với các vật liệu thành phần.

2. Ứng dụng của một số composite

  • Sợi carbon: làm vật liệu chế tạo các bộ phận quan trọng trong hàng không, vũ trụ, ô tô, thiết bị và dụng cụ…
  • Composite sợi thủy tinh: chế tạo các bộ phận trong hàng không, đóng tàu, thuyền…
  • Composite gỗ và bột đá: tấm ốp trang trí nhà, cánh cửa, ván lát sàn…

III. TƠ

1. Khái niệm và phân loại

  • Khái niệm: Tơ là những vật liệu polymer hình sợi dài với độ bền nhất định.
  • Phân loại: Tơ tự nhiên, tơ tổng hợp, tơ bán tổng hợp.

2. Một số loại tơ thường gặp

  • Tơ tự nhiên: Bông, len, tơ tằm.
  • Tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp: Tơ nylon -6,6; tơ capron; tơ nitron; tơ visco; tơ cellulose acetate.

IV. CAO SU

1. Khái niệm

- Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi.

2. Cao su thiên nhiên

  • Được lấy từ cây cao su.
  • Thành phần chính: polyisoprene.
  • Công thức polyisoprene:

  • Đặc điểm: có tính đàn hồi, không dẫn điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, ethanol…

3. Cao su tổng hợp

  • Cao su buna: có tính đàn hồi và độ bền kém hơn cao su thiên nhiên.
  • Cao su isoprene: có tính đàn hồi tốt, độ bền cao, khả năng chống mài mòn và chịu nhiệt tốt.
  • Cao su buna-S: có tính đàn hồi cao, dùng sản xuất lốp xe, đệm lót, đế giày, vật liệu chống thấm…
  • Cao su buna-N: chống dầu tốt, sản xuất găng tay, đai truyền động, găng cao su…
  • Cao su chloroprene: đàn hồi cao, bền với dầu mỡ,…

V. KEO DÁN

1. Khái niệm

Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính về mặt của hai vật liệu rắn với nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính.

2. Một số loại keo dán

  • Nhựa vá săm
  • Keo dán epoxy
  • Keo dán poly (urea-formaldehyde).

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 9: Vật liệu polymer

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Hoá học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay