Nội dung chính Hóa học 12 cánh diều Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại sách Hoá học 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 

BÀI 16: HỢP KIM – SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

I. Hợp kim

1. Khái niệm hợp kim và việc sử dụng phổ biến của hợp kim

- Khái niệm: Là vật liệu kim loại chứa kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.

- Ứng dụng: Chế tạo dụng cụ, thiết bị, máy móc, khung của các công trình xây dựng.

2. Tính chất của hợp kim 

- Tính chất hóa học: thường tương tự như tính chất hóa học của các đơn chất thành phần tham gia tạo hợp kim.

- Tính chất vật lí và tính chất cơ học: thường khác nhiều so với tính chất của các đơn chất thành phần tham gia tạo hợp kim, ví dụ: so với đơn chất kim loại, hợp kim có thể cứng hơn, nóng chảy ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn.

3. Một số hợp kim của sắt và nhôm

a) Hợp kim của sắt

 

Gang

Thép

Tính chất

- 95% là sắt, 2-5% carbon, một số nguyên tố khác.

- Độ cứng cao, giòn.

- Hợp kim của sắt, chứa ít hơn 2% carbon, một số nguyên tố khác.

- Dẻo hơn gang.

Ứng dụng

- Sản xuất đường ống dẫn nước cấp, nồi, chảo, khuôn đúc,…

- Sản xuất thép không gỉ,…

b) Hợp kim của nhôm

- Duralumin là hợp kim quan trọng nhất của nhôm, gồm nhôm, đồng, magnesium, manganese,….

- Tính chất: nhẹ, cứng, bền.

- Ứng dụng: dùng trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay; áo giáp, khiên bảo vệ trong lĩnh vực quốc phòng; sản xuất các chi tiết trong lĩnh vực chế tạo ô tô, chế tạo máy,….

II. Ăn mòn kim loại

1. Hiện tượng ăn mòn và khái niệm ăn mòn

- Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hóa.

M → Mn+ + ne

2. Các dạng ăn mòn kim loại 

a) Ăn mòn hóa học

- Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

- Lưu ý: Các chi tiết bằng vật liệu kim loại của máy móc dùng trong các nhà máy hóa chất, những thiết bị của lò đốt, nồi hơi, các chi tiết của động cơ đốt trong bị ăn mòn do tác dụng trực tiếp với các hóa chất hoặc oxygen hay với hơi nước ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ càng cao, vật liệu kim loại bị ăn mòn càng nhanh.

b) Ăn mòn điện hóa

- Sự ăn mòn điện hóa kim loại xảy ra do sự tạo thành pin điện.

- Điều kiện của quá trình ăn mòn điện hóa:

+ Có ít nhất hai kim loại khác nhau hoặc một kim loại và một phi kim.

+ Tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc gián tiếp thông qua dây dẫn điện.

+ Cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

3. Chống ăn mòn kim loại 

a) Phương pháp phủ bề mặt

- Cách thức thực hiện: phủ lên bề mặt của kim loại một lớp sơn, dầu, mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác.

b) Phương pháp điện hóa

- Cách thức thực hiện: nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn.

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Hoá học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay