Nội dung chính Hoá học 12 chân trời Bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 15: Các phương pháp tách kim loại sách Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

 BÀI 15: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI

I. TRẠNG THÁI TỰ NHIEN CỦA KIM LOẠI VÀ QUẶNG, MỎ KIM LOẠI

II. PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI

a) Phương pháp nhiệt luyện

Phương pháp nhiệt luyện: khử những ion của kim loại hoạt động trung bình và yếu (như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu,...) trong các oxide của chúng ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, ...

b) Phương pháp thủy luyện

- Hoà tan kim loại hoặc hợp chất của những kim loại hoạt động yếu, như Cu, Hg, Ag, Au, ... trong dung dịch thích hợp, như dung dịch H₂SO₄, NaOH, NaCN để chúng tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. 

- Sau đó, các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại hoạt động mạnh hơn.

c) Phương pháp điện phân

Điện phân các hợp chất điện li nóng chảy của kim loại (muối, oxide, ...) để tách những kim loại có độ hoạt động mạnh như Li, Na, K, Ca, Mg, Al, ...

Kết luận:

- Nguyên tắc tách kim loại là khử ion kim loại thành đơn chất:

Mn++ne→ M

- Tuỳ thuộc vào độ hoạt động hoá học của kim loại, chọn phương pháp tách kim loại phù hợp.

+ Phương pháp nhiệt luyện: Tách những kim loại hoạt động hoá học trung bình và yếu.

+ Phương pháp thuỷ luyện: Tách những kim loại hoạt động hoá học yếu.

+ Phương pháp điện phân:

  • Điện phân nóng chảy (muối, oxide): Tách những kim loại hoạt động hoá học mạnh.

  • Điện phân dung dịch muối: Tách những kim loại hoạt động hoá học trung bình và yếu.

III. NHU CẦU VA THỰC TIỄN TAI CHẾ KIM LOẠI

- Tái chế là quá trình xử lí để tái sử dụng rác thải hoặc vật liệu không cần thiết (phế liệu) thành vật liệu mới mang lại lợi ích cho đời sống và sản xuất.

- Ưu điểm của tái chế kim loại:

+ Tiết kiệm tài nguyên thien nhiên.

+ Góp phần bảo vệ môi trường.

+ Giảm chi phí  giảm giá thành.

+ Tạo nhu cầu việc làm.

Kim loại đen (gang, thép,..) được tái chế nhiều nhất. Bên cạnh đó, kim loại màu (Al, Mg, Cu, Pb, Zn, Sn, Au, Ag, Pt, ...) cũng được sử dụng nhiều.

Thực tiễn tái chế kim loại ở các địa phương hiện nay.

+ Khả năng tái chế mỗi kim loại, việc thu gom vật liệu để tái chế đang gặp khó khăn.

+ Quy trình, công nghệ tái chế lạc hậu làm cho ô nhiễm môi trường ở mức báo động đỏ.

+ Cần thực hiện:

  • Phát triển hệ thống các nhà máy xử lí chất thải phù hợp với từng mô hình sản xuất.

  • Bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Hoá học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay