Nội dung chính Hoá học 12 chân trời Bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch sách Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
BÀI 20. SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT VÀ SỰ HÌNH THÀNH PHỨC CHẤT CỦA ION KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP TRONG DUNG DỊCH
I. THANH PHẦN VA DẠNG HINH HỌC CỦA PHỨC CHẤT
Thành phần của phức chất
- Trong thành phần của phức chất có nguyên tử trung tâm và phối tử.
- Liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm là liên kết cho – nhận.
Dạng hình học của phức chất
Phức chất có các dạng hình học khác nhau, phổ biến là dạng tứ diện, vuông phẳng và bát diện.
II. SỰ HINH THANH PHỨC CHẤT TRONG DUNG DỊCH
Sự tạo thành phức chất aqua trong dung dịch
Trong dung dịch, cation kim loại chuyển tiếp tồn tại ở dạng phức chất aqua [M(H2O)6]n+.
Một số dấu hiệu tạo ra phức chất trong dung dịch
Dựa vào hiện tượng thay đổi màu sắc, kết tủa bị hòa tan, sự xuất hiện kết tủa,… có thể dự đoán phức chất đã được tạo thành.
Phản ứng thay thế phối tử của phức chất trong dung dịch
Trong dung dịch có thể xảy ra phản ứng thay thế phối tử của phức chất.
III. THI NGHIỆM TẠO THANH MỘT SỐ PHỨC CHẤT TRONG DUNG DỊCH
Thí nghiệm 1. Phản ứng tạo thành cation [Cu(NH3)4]2+
NH3(aq) + H2O(l)
(aq) + OH-(aq)
[Cu(H2O)6]2+(aq) (màu xanh dương) +2OH-(aq) Cu(OH)2(s) (kết tủa màu xanh lam)+ 6H2O(l)
Cu(OH)2(s) (kết tủa màu xanh lam) + 4NH3(aq) [Cu(NH3)4]2+(aq) (dung dịch màu xanh thẫm) + 2OH-(aq)
Thí nghiệm 2. Phản ứng tạo thành anion [CuCl4]2-.
[Cu(H2O)6]2+(aq) (màu xanh dương) + 4HCl(aq) [CuCl4]2-(aq) (màu vàng) + 4H3O+(aq) + 2H2O(l)
IV. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PHỨC CHẤT
Phức chất có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như y học, dược học, hóa học,…