Nội dung chính hóa học 8 kết nối tri thức Bài 2: Phản ứng hóa học
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Phản ứng hóa học sách hóa học 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- BIẾN ĐỔI VẬT LÝ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
- Biến đổi vật lí là các quá trình như hòa tan, đông đặc, nóng chảy, … các chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
- PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- Khái niệm
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Chất phản ứng/chất tham gia là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng.
- Chất sản phẩm là chất mới được sinh ra.
- Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng phương trình dạng chữ:
Tên các chất phản ứng → Tên các chất sản phẩm.
- Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
- Diễn biến phản ứng hóa học
- Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
- Các phản ứng hóa học chỉ xảy ra khi các chất tiếp xúc với nhau
- Nhiều phản ứng phải có thêm các điều kiện khác như nhiệt độ, áp suất, xúc tác,…
- Hiện tượng kèm theo phản ứng hóa học
Để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra có thể dựa vào một trong các dấu hiệu sau: sự tạo thành chất khí, chất kết tủa, sự thay đổi màu sắc, sự thay đổi về nhiệt độ của môi trường,…
III. Năng lượng của phản ứng hóa học
- Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt
- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phòng năng lượng dưới dạng nhiệt ra môi trường.
- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng nhận năng lượng dưới dạng nhiệt từ môi trường trong suốt quá trình phản ứng.
- Ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt
- Các phản ứng toản nhiệt có vai trò quan trọng trong cuộc cống vì chúng cung cấp năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất, vận hành động cơ, thiết bị máy công nghiệp, phương tiện giao thông,…
=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 2: Phản ứng hoá học