Nội dung chính hóa học 8 kết nối tri thức Bài 12: Phân bón hóa học
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 12: Phân bón hóa học sách hóa học 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức
BÀI 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC
- VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG. PHÂN BÓN HÓA HỌC
- Phân bón hóa học là những chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- Lí do cần phải bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng:
+ Cây trồng cần các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng để cấu tạo nên tế bào của chúng; điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây và giúp cây trồng tăng khả năng chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
+ Nhu cầu nước và muối khoáng ở từng loài và từng giai đoạn phát triển của cây là khác nhau. Để sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất, cây trồng cần được bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng bằng cách bón phân và tưới nước.
- Nhóm nguyên tố đa lượng: N, P, K.
+ Vai trò của N: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất của cây.
+ Vai trò của P: Cần cho cây trồng nở hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.
+ Vai trò của K: Chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều.
- Nhóm nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S.
+ Các nguyên tố Ca và Mg cần cho thực vật để sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp.
+ Thực vật cần S để tổng hợp nên protein. Lưu huỳnh (sulfur) được hấp thụ bởi thực vật dưới dạng muối sulfate tan.
- Nhóm nguyên tố vi lượng: Zn, Mn, Fe, Cu, B … tuy cần với hàm lượng ít nhưng không thể thiếu đối với cây trồng. Chúng giúp kích thích quá trình sinh trưởng, trao đổi chất của cây trồng.
- MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG DỤNG
- PHÂN ĐẠM
- Cung cấp nguyên tố nitrogen
- Thành phần chính là muối tritrat của kim loại như: NaNO3, Ca(NO3)2, NH4NO3, (NH2)2CO.
- Vai trò: thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng giúp phát triển thân, rễ, lá.
- PHÂN LÂN
- Cung cấp nguyên tố phosphorus.
- Các loại phân thường dùng:
+ Phân lân nung chảy: Ca3(PO4)2
+ Superphosphate đơn: Ca(H2PO4)2 và CaSO4
+ Superphosphate kép: Ca(H2PO4)2
- Vai trò: bón lót (phát triển rễ), bón thúc (cây ra hoa, đậu quả nhiều, quả to, kích thích quá trình chín quả).
- PHÂN KALI
- Cung cấp nguyên tố potassium
- Thành phần chính: là các nuối chloride hoặc sulfate của potassium.
- Vai trò: Giúp tăng khả năng hấp tụ nước và chất dinh dưỡng của rễ cây, làm chaamh sự đông kết tủa của dịch tế bào khi gặp lạnh giúp cây chịu lạnh tốt, hình thành các mô tế bào giúp cây cứng cáp.
- PHÂN NPK
- Là phân bón hỗn hợp cung cấp đồng thời cả 3 nguyên tố N,P,K, ngoài ra còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng.
III. CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN
- Để giảm thiểu ô nhiễm cần bón phân đúng cách, không vượt quá khả năng hấp thụ của đất và cây trồng theo bốn quy tắc: đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi.
+ Bón đúng liều lượng: không bón thiếu, không bón thừa, thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của cây trồng, đất đai, biến đổi thời tiết để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
+ Bón đúng loại phân: cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng, từng loại đất để lựa chọn loại phân phù hợp.
+ Bón đúng lúc: cần chia ra nhiều lần bón và đúng thời điểm cây đang có nhu cầu được cung cấp dinh dưỡng.
+ Bón đúng nơi: để hạn chế phân bị rửa trôi, phân huỷ hoặc làm cây bị tổn thương.
- Một số lợi ích của việc sử dụng phân hữu cơ so với phân vô cơ:
+ Nâng cao độ phì nhiêu và làm đất tơi xốp.
+ Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng.
+ Tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động.
+ Tiết kiệm nước tưới.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Tốt cho sức khoẻ con người và động vật nuôi
=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 12: Phân bón hoá học