Nội dung chính KHTN 9 chân trời Bài 30: Polymer
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 30: Polymer sách Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
BÀI 30. POLYMER
1. Khái niệm polymer, cấu tạo hóa học, phân loại, tính chất vật lí và điều chế polymer
* Khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer
- Khái niệm: Polymer là những hợp chất hữu cơ, khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau.
- Các phân tử ban đầu tạo nên polymer gọi là monomer.
- Ví dụ:
Công thức polymer Tên gọi (kí hiệu) | Công thức monomer Tên gọi | Mắt xích |
Polyethylene (PE) | CH2=CH2 Ethylene | -CH2-CH2- |
Polypropylene (PP) | Propylene |
- Tính chất vật lí: đa số ở thể rắn, không bay hơi, không tan trong nước, một số polymer có thể tan trong xăng.
* Cấu tạo hóa học của polymer
- Các monomer của polymer có thể liên kết với nhau thành các loại mạch như:
Mạch không phân nhánh | Mạch phân nhánh | Mạng không gian |
Ví dụ: polyethylene, cellulose,… | Ví dụ: amylopectin,… | Ví dụ: cao su lưu hóa,… |
* Cấu tạo hóa học của polymer
- Dựa vào nguồn gốc, polymer được chia thành 2 loại chính:
| Polymer thiên nhiên | Polymer tổng hợp |
Nguồn gốc | Có sẵn trong tự nhiên | Tổng hợp bằng phương pháp hóa học |
Ví dụ | Tinh bột, cellulose, tơ tằm,… | PE, PP,… |
* Điều chế polyethylene và polypropylene
- Phương trình tổng quát:
Trong đó:
R: H → polyethylene (PE).
R: CH3 → polypropylene (PP).
2. Chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite
* Khái niệm, cách sử dụng và bảo quản chất dẻo
- Khái niệm: loại vật liệu được chế tạo từ các polymer có tính dẻo.
- Thành phần: polymer, chất độn, chất tạo dẻo, chất phụ gia,....
- Ưu điểm: bền, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không thấm nước,….
Lưu ý:
- Tránh dùng dụng cụ làm từ loại chất dẻo không đảm bảo an toàn để đựng nước uống, thực phẩm,….
- Chất dẻo dễ bắt lửa, độ chịu lực có hạn,… do đó khi dùng tránh để chất dẻo tiếp xúc trực tiếp với lửa, hạn chế va chạm mạnh gây biến dạng,….
* Khái niệm, cách sử dụng và bảo quản cao su
- Khái niệm: vật liệu polymer có tính đàn hồi.
- Tính đàn hồi: tính biến dạng khi chịu lực tác động từ bên ngoài và trở lại hình dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng.
- Tính chất chung: đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, không dẫn điện, dẫn nhiệt rất kém,…
- Ứng dụng: sản xuất lốp xe, săm,…
Ống dẫn bằng cao su
Lưu ý: Không để các vật dụng làm từ cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao, nơi có ánh sáng mạnh, hạn chế hóa chất dính vào cao su.
* Khái niệm, cách sử dụng và bảo quản tơ
- Khái niệm: vật liệu polymer có cấu tạo mạch không phân nhánh, có thể kéo thành sợi.
- Dựa vào nguồn gốc, tơ được chia thành:
Tơ thiên nhiên | Tơ tổng hợp |
Ví dụ: tơ tằm, sợi gai, len lông cừu,… | Ví dụ: tơ nylon, ,… |
- Ứng dụng: dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, đan lưới,…
Lưu ý: Cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi giặt, là để lựa chọn chế độ giặt, là và chất giặt rửa phù hợp.
* Vật liệu composite
- Khái niệm: vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau.
- Thành phần: vật liệu cốt và vật liệu nền:
Đặc điểm | Vật liệu cốt | Vật liệu nền |
Vai trò | Tăng cường tính cơ hợp của vật liệu. | Liên kết các vật liệu cốt với nhau. |
Dạng tồn tại | - Dạng sợi (sợi thủy tinh, sợi carbon,…) - Dạng hạt. | - Vật liệu có độ dẻo lớn (polymer). |
- Ứng dụng: làm ống dẫn nước, bồn chứa nước và hóa chất, vật liệu xây dựng, thân vỏ ô tô, máy bay, tàu thuyền,…
Vật liệu composite dùng trong xây dựng
3. Ứng dụng của polyethylene, vấn đề ô nhiễm môi trường và cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer trong đời sống
* Ứng dụng của polyethylene
- Tính năng: độ bền cao, không thấm khí, không thấm nước, cách điện tốt, dễ gia công, giá thành thấp,…
⇒ Được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
* Ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân hủy sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống
- Ô nhiễm môi trường do sử dụng polyethylene và các polymer không phân hủy sinh học làm ảnh hưởng đến:
+ Môi trường sinh thái: | |
+ Động, thực vật: | |
+ Sức khỏe con người: |
- Biện pháp khắc phục: hạn chế sử dụng polymer không phân hủy sinh học, có ý thức bảo vệ môi trường (không xả rác, tăng cường sử dụng bao bì tự phân hủy sinh học,…).
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 30: Polymer