Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 01:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN

Câu 1: Nguyên tố nào sau đây chiếm tỉ lệ khối lượng lớn nhất trong thành phần của Trái Đất?

A. Oxygen.                     

B. Nitrogen.

C. Silicon.

D. Nhôm.

Câu 2: Kim loại nào chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong lớp vỏ Trái Đất?

A. Oxygen.           

B. Nitrogen.

C. Silicon.

D. Nhôm.

Câu 3: Tỉ lệ phần trăm khối lượng của lớp vỏ Trái Đất do hai nguyên tố oxy và silic tạo thành là bao nhiêu?

A. 1/2.                                     

B. 2/3.

C. 3/4.                            

D. 4/5.

Câu 4: Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học chủ yếu tồn tại ở dạng nào sau đây?

A. Hợp chất.                             

B. Đơn chất kim loại.

C. Đơn chất phi kim.                          

D. Plasma.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng với đá vôi?

A. một loại đá trầm tích bao gồm các khoáng vật calcite và các tinh thể khác có thành phần chính là CaCO3.

B. một loại đá trầm tích bao gồm các khoáng vật magnesium và các tinh thể khác có thành phần chính là MgCO3.

C. một loại đá cuội bao gồm các khoáng vật của iron và cá tinh thể khác có thành phần chính là Fe2O3.

D. một loại đá trầm tích bao gồm các khoáng vật của aluminium và các tinh thể khác có thành phần chính là Al2O3.

Câu 6: Đá vôi nghiền là

A. Vôi sống.

B. Đá vôi đã được nghiền nhỏ.

C. Vôi tôi.

D. Vôi vữa.

Câu 7: Đá vôi nghiền là nguyên liệu quan trọng trong ngành

A. công nghiệp máy móc.                            

B. khai thác rừng.

C. nông – lâm – ngư nghiệp.

D. xây dựng.

Câu 8: Vôi sống có thành phần chính là

A. CaO.                                   

B. CaCO3.

C. Ca(OH)2.                   

D. CaCl2.

Câu 9: Nhiên liệu hoá thạch là

A. dầu mỏ, than đá, khí dầu mỏ và khí thiên nhiên.                             

B. đất sét, cao lanh, xi măng, khí thiên nhiên.

C. gốm, sứ, thuỷ tinh, gạch, ngói.

D. Than đá, than hoa, than bùn, than tổ ong.

Câu 10: Nhiên liệu hoá thạch là nguồn tài nguyên

A. vô hạn.

B. hữu hạn.

C. có thể phục hồi nhanh.

D. con người ít tiêu thụ.

Câu 11: Nhiên liệu hoá thạch được tạo ra từ

A. quá trình núi lửa phun trào, dung nham nguội lại.        

B. quá trình xô lệch các mảng kiến tạo khiến áp suất đè nén lên các lớp đất đá.

C. Quá trình phân huỷ các hợp chất vô cơ trong môi trường acid hoặc base

D. quá trình phân huỷ xác sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng triệu năm.

Câu 12: Đâu không phải lợi ích của nhiên liệu hoá thạch?

A. Bảo vệ hệ sinh thái.                       

B. Cung cấp năng lượng.

C. Cung cấp nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp       

D. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. 

Câu 13: Nguyên tố carbon không có ở trong

A. nước cất.

B. kim cương.

C. than.

D. khí quyển.

Câu 14: Trong tự nhiên methane được hình thành từ

A. các vi sinh vật phân huỷ các chất vô cơ trong môi trường hiếu khí.

B. các vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong môi trường hiếu khí.

C. các vi sinh vật phân huỷ các chất vô cơ trong môi trường yếm khí.

D. các vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí.

Câu 15: Chất khí nào là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính?

A. CO2 và SO2.

B. CO2 và CH4.

C. CO và CH4.                

D. CO và SO2.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Bột calcium carbonate hoặc bột calcium oxide đều có thể được sử dụng để điều chỉnh pH của đất.

a) Chúng đều phản ứng được với acid trong đất nên làm giảm được nồng độ acid trong đất.

b) Sau khi điều chỉnh pH của đất bằng calcium carbonate thì đất cũng trở nên ẩm và tơi xốp hơn.

c) CaCO3 phản ứng nhanh với acid trong đất nên làm thay đổi đột ngột pH của đất.

d) CaO kết hợp với nước trong đất làm đất lạnh đi.

Câu 2: Đốt cháy than đá (thành phần chính là carbon) sinh ra khí carbon dioxide. Biết khối lượng than đá đem đốt là 30 gam, thể tích khí CO2 đo được (ở đkc) là 49,58 lít.

a) Số mol CO2 là 2 mol.

b) Theo phương trình hoá học, số mol C nhỏ hơn số mol CO2.

c) Khối lượng carbon là lớn hơn 20 gam.

d) Thành phần phần trăm về khối lượng của carbon trong than đá là 40%.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay