Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với mục tiêu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong vỏ Trái Đất?
A. Gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hạn chế khai thác năng lượng tái tạo.
B. Thực hiện tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
C. Tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ tài nguyên và môi trường.
D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên của cộng đồng.
Câu 2: Để nguồn tài nguyên trong lòng đất được sử dụng lâu dài và bền vững, chúng ta cần
A. sử dụng nhiên liệu hoá thạch thay cho nhiên liệu sạch.
B. tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế.
C. sử dụng nhiên liệu hoá thạch thay cho nhiên liệu tái chế.
D. Loại bỏ các đề tài nghiên cứu về năng lượng tái tạo.
Câu 3: Việc tái sử dụng và tái chế các loại vật liệu có lợi ích gì?
A. Giúp tiết kiệm nguồn nhiên liệu hóa thạch quý giá.
B. Làm giảm lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường.
C. Tiết kiệm năng lượng, hạn chế rác thải và bảo vệ môi trường sống.
D. Giữ gìn và bảo vệ diện tích rừng tự nhiên.
Câu 4: Lợi ích chính của việc sử dụng điện năng một cách tiết kiệm là gì?
A. tăng nhu cầu sử dụng năng lượng hoá thạch.
B. giảm phát thải chất thải rắn.
C. giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.
D. giảm nhu cầu sử dụng nhiên liệu tái tạo.
Câu 5: Trong quá trình khai thác và chế biến dầu khí tại Việt Nam, vấn đề nào sau đây cần được ưu tiên giải quyết?
A. Ảnh hưởng của các hiện tượng thiên nhiên cực đoan.
B. Ngăn chặn và xử lý các sự cố gây ô nhiễm môi trường.
C. Mở rộng hợp tác liên doanh với các đối tác quốc tế.
D. Tăng cường thu hồi và xử lý khí đồng hành.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng về Silicon?
A. Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxygen.
B. Silicon chiếm khối lượng vỏ Trái Đất.
C. Trong tự nhiên Silic tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
D. Một số hợp chất của silicon: cát trắng, đất sét (cao lanh)..
Câu 7: Vì sao người ta sử dụng xi măng trong xây dựng?
A. Vì đây là thành phần phụ gia để bê tông cốt thép thêm phần bền và vững chãi.
B. Vì đây là thành phần phụ gia chống thấm cần thiết trong bê tông và vữa.
C. Vì đây là thành phần thiết yếu trong bê tông và vữa làm các công trình chống thấm tốt hơn.
D. Vì đây là thành phần thiết yếu trong bê tông và vữa, mang lại độ cứng và bền cho các công trình.
Câu 8: Clinker được sản xuất bằng cách
A. trộn đất sét với cát sau đó nung ở nhiệt độ cao.
B. nung đất sét ở 1200 - 1300oC.
C. nung hỗn hợp thạch cao, cát với một số oxide kim loại rồi nghiền nhỏ.
D. trộn đất sét, đá vôi, cát thành dạng bùn rồi nung trong lò quay hoặc lò đứng.
Câu 9: Lợi ích của các đồ gia dụng làm từ gốm là
A. chịu nhiệt và giữ nhiệt tốt, bảo vệ môi trường.
B. dẫn nhiệt tốt.
C. dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
D. dẫn điện tốt.
Câu 10: Trang men cho gốm có tác dụng gì?
A. Làm cho gốm không bị rỉ nước.
B. Làm cho bề mặt gốm trở nên sít, đặc, nhẵn, bóng.
C. Tăng đồ cứng của gốm.
D. Tăng độ dẻo của gốm.
Câu 11: Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide?
A. Đốt cháy khí thiên nhiên.
B. Sản xuất vôi sống.
C. Hô hấp của người và động vật.
D. Quang hợp của cây xanh.
Câu 12: Hiện nay, tại Việt Nam các nhiên liệu hoá thạch
A. có trữ lượng nhỏ.
B. bị khai thác dẫn đến cạn kiệt dần.
C. có khả năng tự phục hồi.
D. không bị hao hụt nhiều.
Câu 13: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiên liệu hoá thạch ở nước ta trở nên cạn kiệt nhanh chóng là
A. Khai thác và sử dụng chưa hợp lí.
B. Khai thác bừa bãi không có tổ chức.
C. Chính sách bảo vệ nguồn khoáng sản còn nhiều thiếu sót.
D. Trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế gây lãng phí.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng giải pháp nhằm sử dụng hợp lí nhiên liệu hoá thạch?
A. Đầu tư công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để khai thác hiệu quả.
B. Sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch, tăng xuất khẩu khoáng sản thô.
C. Bảo vệ nhiên liệu hoá thạch chưa khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm.
D. Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến.
Câu 15: Nước ta đang sử dụng nguồn nhiên liệu nào thân thiện với môi trường để góp phần bảo vệ môi trường và giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch?
A. Nhiên liệu sinh học, năng lượng điện gió, mặt trời,...
B. Nhiên liệu điện hạt nhân.
C. Gỗ rừng.
D. Nhiên liệu hydrogen.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đốt cháy m gam C cần V lít O2 (đktc) thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 có tỉ lệ về số mol là 3:4.
a) Số mol của hỗn hợp X là 0,7 mol.
b) Số mol C tham gia phản ứng là 0,7 mol.
c) Số mol O2 phản ứng là nhỏ hơn 0,5 mol.
d) Giá trị của V là nhỏ hơn 12 lít.
Câu 2: Trong 1 loại quặng bauxite có 50% nhôm oxide. Nhôm luyện từ oxide đó còn chứa 1,5% tạp chất. Hiệu suất phản ứng là 90%.
a) Lượng nhôm thu được khi luyện 0,5 tấn quặng bauxite là 0,1173 tấn.
b) Nhôm sản xuất từ quặng bauxite có thể tái chế nhiều lần.
c) Quặng bauxite chỉ được tìm thấy ở các vùng khí hậu lạnh.
d) Quá trình khai thác quặng bauxite không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................