Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930

Giáo án bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức đủ cả năm

 

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

BÀI 5: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918 – 1930 

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhân công việc phù hợp.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (5.1 – 5.3) và phần Em có biết để tìm hiểu về những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930; Phân tích được nguyên nhân và hệ quả của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học kết hợp sưu tầm trên sách, báo, internet, tìm hiểu về một số thanh niên, trí thức đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc dân chủ (1918 – 1930). Xây dựng poster giới thiệu về một nhân vật mà em ấn tượng nhất.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí không khuất phục trước chính sách cai trị và đàn áp của kẻ thù, nhằm đấu tranh cho nền độc lập dân tộc; Lòng biết ơn và có hành động tri ân đối với sự hi sinh của cha ông trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).

  • Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS xem video, tìm hiểu một số thông tin về nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Thái Học và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học?

c. Sản phẩm: Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS xem video về nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Thái Học.

Nguyễn Thái Học: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái – Viện nghiên cứu  phát triển Phương Đông

Nguyễn Thái Học (1902 – 1930)

https://www.youtube.com/watch?v=8cAaomHjfVU (Từ đầu đến 4p).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học: phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức và nội dung phong phú, thu hút sự tham gia của nhiều giai cấp, tầng lớp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam. Cùng lúc, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và các phong trào dân chủ trên thế giới tràn vào Việt Nam, thổi bùng lên phong trào đấu tranh yêu nước những năm 1918 – 1930. Vậy, phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 có những nét chính nào? Đâu là nguyên nhân và hệ quả của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi cho HS nhớ lại kiến thức đã học về bối cảnh lịch sử: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919) đã tác động to lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. 

- GV mở rộng: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp được tiến hàng ở Đông Dương đã đưa tới nhiều biến quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội ở Việt Nam, tạo ra những tiền đề về tư tưởng, văn hóa, xã hội cho sự phát triển của phong trào yêu nước ở Việt Nam. 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài. 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam tiếp tục được duy trì mặc dù chịu sự đàn áp của thực dân Pháp. Tuy nhiên, những hoạt động này không có mục đích, đường lối rõ ràng và mang tính tự phát. 

- GV chuyển sang nội dung mới.  

1. Hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài

- Tại Trung Quốc: nhóm thanh niên yêu nước lập ra tổ chức Tâm tâm xã (Quảng Châu, 1923). 

+ Khôi phục quyền làm người của người Việt Nam.

+ Tiêu biểu là vụ mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh (Quảng Châu, 1924).

- Tại Pháp: 

Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam tại Pháp đã: 

+ Sáng lập hội những người yêu nước Việt Nam (1919).

+ Viết nhiều tác phẩm lên án chế độ quân chủ trong nước, thể hiện tinh thần dân tộc.

Tư liệu 1: Năm 1923, tại Quảng Châu (Trung Quốc), do bất đồng với tư tưởng bảo thủ của các nhân vật lớn tuổi trong Việt Nam Quang phục Hội, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lâm Đức Thụ...đã thành lập Tâm tâm Xã với tôn chỉ: “Liên hiệp những người có tri thức trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái; miễn là có quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”.

     Ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái đã thực hiện việc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méc-lanh tại khách sạn Vic-to-ri-a, Quảng Châu, Trung Quốc. Cuộc mưu sát không thành, Méc-lanh chỉ bị thương nhẹ, Phạm Hồng Thái hi sinh. Sự kiện này gây chấn động và làm bừng tỉnh lòng tự hào dân tộc của nhiều người Việt Nam.

Phạm Hồng Thái 

(1895 – 1924)

     Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu và thuyết phục được những thành viên ưu tú của Tâm Tâm Xã tham gia thành lập và trở thành hạt nhân của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1925, Tâm Tâm Xã tự giải tán.

     Quốc tế Cộng sản cho rằng: “Đây là nhóm đầu tiên, do đó mà tương lai có nhóm Cộng sản Đông Dương xuất hiện”.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính của phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 5.1, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.22, 23 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Tình bày những nét chính của phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những nét chính của phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Hình 5.1, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.22, 23 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHONG TRÀO CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN VÀ TẦNG LỚP TIỂU TƯ SẢN Ở TRONG NƯỚC

1. Phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước

Nội dung

Phong trào của giai cấp tư sản

Phong trào của tầng lớp tiểu

 tư sản

Mục đích đấu tranh

 

 

Hình thức đấu tranh

 

 

Phong trào đấu tranh 

tiêu biểu

 

 

Nhân vật lịch sử tiêu biểu

 

 

2. Khai thác Hình 5.1, tư liệu, kết hợp xem video và cho biết: Tại sao sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930?

Hình 5.1. Lễ tang Phan Châu Trinh ở Sài Gòn (1926)

“Khắp xứ Nam Kỳ đã làm lễ an táng theo quốc lễ và khắp nước đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ... Tất cả học sinh, sinh viên đều để tang cụ. Trước phong trào yêu nước của toàn dân, bọn thực dân Pháp sợ

hãi, bắt đầu phản công lại. Chúng cấm học sinh để tang và tổ chức lạc quyên. Chúng cấm tổ chức các lễ truy điệu,... Để phản đối lại, học sinh đã bãi khoá...”. 

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 201 1, trang 246)

Video: Sài Gòn năm 1926 - Tư liệu Lễ tang Cụ Phan Chu Trinh ngày 4/4/1926.

https://www.youtube.com/watch?v=Wsewje5Jrw0

(4p03 đến 7p34)

……………………………………………………….

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Nêu mặt tích cực và hạn chế của phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục, theo nhóm, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày về phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

 

Phong trào của giai cấp tư sản

Phong trào 

của tầng lớp tiểu tư sản

Tích cực

- Thể hiện tinh thần dân tộc.

- Đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, được tham gia vào bộ máy chính quyền....và một số quyền lợi khác cho người Việt. 

Thức tỉnh nhân dân, cổ vũ tInh thần yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân.

Hạn chế

Dễ dàng thoả hiệp với chính quyền thực dân, mang tính chất cải lương. 

 

- Mang tính chất xốc nổi.

- Các tổ chức chính trị còn non yếu, chưa đủ sức lãnh đạo phong trào.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Phong trào của giai cấp tư sản: Do không đủ thế và lực, giai cấp tư sản và đại địa chủ Việt Nam muốn dựa vào Pháp để chống lại tư sản Hoa Kiều, muốn chính quyền thuộc địa trao quyền tự do dân chủ, xin được tham gia vào bộ máy chính quyền, nhập quốc tịch Pháp,…

+ Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản: Tích cực tham gia và phong trào yêu nước, góp phần tuyên truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ, thức tỉnh, cổ vũ tinh thần yêu nước. 

- GV chuyển sang nội dung mới.  

2. Phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước 

Kết quả Phiếu học tập số 1 về phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước phía dưới Hoạt động 2. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

----------------Còn tiếp -----------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay