Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 3: Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 3.4. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI LOGIC, LỖI CÂU MƠ HỒ VÀ CÁCH SỬA
I. LÝ THUYẾT
1. Thế nào là lỗi câu mơ hồ?
- Khái niệm: Câu mơ hồ là loại câu không rõ ràng về nghĩa.
- Phân loại
+ Mơ hồ từ vựng
Ví dụ: Chả ngon lắm.
+ Mơ hồ cấu trúc
Ví dụ: Đó là những nhận xét về bài viết của ông ấy.
+ Mơ hồ về logic
+ Ba người mua ba cái áo.
2. Thế nào là lỗi câu logic?
- Khái niệm: Câu sai logic là câu có ngữ nghĩa không phù hợp với logic thông thường.
- Phân loại
+ Câu có quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, các vế không logic do dùng sai từ ngữ liên kết.
Ví dụ: Hoàng là người hiền lành, chăm chỉ nên rất yêu thương vợ con.
+ Câu chứa các thành phần đẳng lập không cùng phạm trù ngữ nghĩa.
Ví dụ: Tôi đã gặp anh ấy hai lần: một lần vào năm ngoái, một lần ở Hà Nội.
+ Câu có các hành động được sắp xếp không theo một trật tự hợp lí.
Ví dụ:
Nó nhắm mắt lại, cố gằng ngủ và nằm xuống giường.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
Đáp án bài 1:
a.
Lỗi: Câu này nêu hai thông tin thuộc hai bình diện khác nhau: tác giả (Xuân Diệu) và tác phẩm (Vội vàng).
Sửa: Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu luôn đưa ra những tuyên ngôn bằng thơ về cách sống của cái tôi cá nhân.
b.
Lỗi: “Điện gió” là loại năng lượng vốn không sử dụng nhiên liệu như nhà máy nhiệt điện, không sử dụng nhiên liệu nên không có khí thải. Vì thế không thể dùng từ cặp nối “vừa… vừa” được.
Sửa: Sử dụng điện gió có tác dụng bảo vệ môi trường vì điện gió không tiêu thị nhiên liệu như nhà máy nhiệt điện.
c.
Lỗi: Quan hệ giữa hai vế thiếu logic. Không thể xam nguyên nhân dẫn đến việc cô ấy “không thích nghệ thuật” là do Loan “không biết làm thơ”. Vì nghệ thuật vốn có nhiều loại hình, thơ chỉ là một trong số đó. Không biết làm thơ vẫn có thể thích nghệ thuật và ngược lại.
Sửa: Loan không biết làm thơ, và cô ấy không thích nghệ thuật.
Đáp án bài 2:
- Câu dùng cặp từ nối “không chỉ…còn”: Xét về hình thức ngữ pháp, câu không sai nhưng quan hệ nội dung giữa hai vế không hợp lí: Lục bát và song thất lục bát cũng là thơ do đó, diễn đạt như vậy là mắc lỗi về logic. Cần sửa lại để người đọc hiểu thơ có nhiều thể loại trong đó có lục bát và song thất lục bát.
Sửa: Ông tôi rất thích làm thơ, nhất là lục bát và song thất lục bát.
- Cặp từ nối “vừa… vừa”: Lẽ ra đã dùng cặp từ nối này thì hai nội dung phải khác nhau nhưng lại “giảm nguy cơ mắc một số bệnh” cũng là “tốt cho sức khỏe”. Mắc lỗi logic.
Sửa: Ăn nhiều rau quả tốt cho sức khỏe vì giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
- Ở câu “Hoàng Phủ Ngọc Tường” là danh từ riêng có thể làm chủ ngữ, về “một cây bút viết kí được Nguyễn Tuân đánh giá rất cao” là thành phần biệt lập, chú thích cho danh từ riêng đó. Đây là câu thiếu vị ngữ.
Sửa: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút viết kí được Nguyễn Tuân đánh giá cao.
- Ở câu này hai vế đi với “bệnh cạnh” và “còn có” lẽ ra phải là kết quả phân loại trên cùng một tiêu chí. Ở đây “từ đơn và từ ghép” là xét về cấu tạo; “từ Hán Việt” là xét về nguồn gốc. Đây là câu mắc lỗi logic.
Sửa: Về nguồn gốc, từ đơn và từ ghép của Tiếng Việt đều có thể là từ Hán Việt.
Đáp án bài 3:
- Câu “Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết” có thể khiến người đọc thắc mắc: đối tượng “không để lại dấu vết” hay là “các cảnh sát” hay “tên tội phạm”. Câu mơ hồ về nghĩa.
Sửa: Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm mặc dù hắn không để lại dấu vết.
- Câu này có thể được hiểu theo 2 nghĩa hoàn toàn khác biệt:
+ Cách 1: Trong vườn, hoa cúc nở rộ rực một màu vàng.
+ Cách 2: Trong vườn hoa, cúc nở rộ một màu vàng.
Phải dùng dấu phẩy ngắt nhịp, mỗi cách cho một nghĩa cụ thể.
- Tương tự như câu b.
- Câu này cũng có 2 cách hiệu, kết quả của hai cách ngắt nhịp.
+ Cách 1: Nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi.
+ Cách 2: Doanh nghiệp làm ăn có lãi lớn.
Đáp án bài 4:
- Hai câu có thể hiểu theo nhiều cách. Có thể ngắt nhịp theo 3/2 cũng có thể theo nhịp 2/3 hoặc cũng có thể đọc liền mạch không ngắt. Mỗi cách ngắt nhịp sẽ có một ý nghĩa khác nhau. Nghĩa nào cũng có cơ sở.
- Câu này, câu thơ đầu có nhiều khả năng tạo nghĩa, vì “giọt nước mắt” và “vầng trăng” có thể có những quan hệ khác nhau. Mỗi tương quan được xác lập cho một nghĩa khác nhau. Đây là hiện tượng đa nghĩa trong thơ.
- Câu thơ đầu có hai cách ngắt nhịp. Nếu ngắt theo cách Đất đá ong/khô nhiều suối lệ có thể hiểu: Vùng đất đá ong cằn cõi ấy đã thấm khô bao nhiêu nước mắt của những con người đau khổ. Nếu ngắt theo cách Đất đá ong khô/ nhiều suối lệ lại có thể hiểu vùng đất ấy rất cằn cỗi cũng giống như con người ở đó, từng trải qua bao nhiêu khổ đau.
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Thực hành tiếng Việt Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa