Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 4: Trình bày về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Trình bày về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY VỀ VIỆC VAY MƯỢN – CẢI BIẾN – SÁNG TẠO TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. CÁC BƯỚC TRÌNH BÀY VỀ VIỆC VAY MƯỢN – CẢI BIẾN – SÁNG TẠO TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC 

Để thuyết phục người nghe khi trình bày về hiện tượng vay mượn – cải biến – sáng tạo trong tác phẩm văn học, cần chú ý:

+ Giới thiệu ngắn gọn những thông tin chính về vấn đề được chọn: tác phẩm, tác giả, nội dung đặt ra liên quan đến chủ đề bài nói.

+ Lựa chọn được một hoặc một vài phương diện nổi bật của sự vay mượn trong tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, tình tiết….) để phân tích, qua đó nêu những phát hiện về sự vay mượn – cải biến – sáng tạo của tác giả để so sánh với “nguyên mẫu”.

+ Đánh giá chung về ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong bài nói.

2. QUY TRÌNH TRÌNH BÀY VỀ HIỆN TƯỢNG VAY MƯỢN – CẢI BIẾN – SÁNG TẠO TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

- Bước 1: Chuẩn bị bài trình bày

+ Lựa chọn đề tài

  • Đề tài của bài trình bày là đề tài đã thực hiện ở phần Viết.

  • Lựa chọn đề tài mới. Tuy nhiên cần phù hợp với điều kiện đọc và tra cứu tài liệu tham khảo.

+ Tìm ý, sắp xếp ý

  • Nội dung chính của bài là gì? Tác phẩm, tác giả nào sẽ được tập trung phân tích?

  • Tác phẩm được chọn chịu ảnh hưởng từ tác phẩm nào có trước? Căn cứ xác định có quan hệ vay mượn – cải biến ở đây là gì?

  • Đâu là phương diện cho thấy rõ nhất sự tiếp nhận ảnh hưởng từ “nguyên mẫu”? Bài nói sẽ nhấn mạnh điểm gì khi đề cập vấn đề này?

  • Các biểu hiện chính của việc vay mượn là gì? Nên đánh giá thế nào về mức độ, tính chất của mối quan hệ vay mượn – cải biến ở trường hợp này?

  • Tác giả có những sáng tạo nổi bật gì khi tiếp nhận ảnh hưởng và vay mượn chất liệu cho sáng tác của mình?

  • Việc vay mượn – cải biến – sáng tạo của tác giả nói lên được điều gì về bối cảnh văn học lúc tác phẩm ra đời?

- Bước 2: Thực hành trình bày

+ Mở đầu: Giới thiệu vấn đề trình bày, đối tượng và phạm vi nội dung sẽ được đề cập.

+ Triển khai: Lần lượt trình bày các luận điểm chính, phối hợp nhịp nhàng giữa lời nói và nội dung của các slide trình chiếu (nếu có).

+ Kết luận: Tóm lược vấn đề đã trình bày; nêu nhận định, đánh giá khái quát về sự vay mượn - cải biến – sáng tạo  của tác giả; ý nghĩa, giá trị thực tế của việc vay mượn – cải biến – sáng tạo được thể hiện trong tác phẩm.

- Bước 3: Trao đổi và đánh giá

Người nghe

Người nói

Đánh giá về tính hệ thống, hợp lí của vấn đề mà bài trình bày đề cập, sự hấp dẫn của vấn đề vay mượn – cải biến – sáng tạo được bài trình bày lựa chọn.

Trao đổi các góp ý, đề nghị… của người nghe theo đúng trọng tâm. Có thể xem đây là cơ hội để giải thích thêm các ý tưởng mà bài trình bày của mình chưa thể hiện hết.

Trao đổi về nội dung, mức độ thuyết phục của bài trình bày, những điểm cần làm rõ, những điểm cần rút kinh nghiệm.

Có thể đặt ra các câu hỏi với người đối thoại, nhằm mục đích hướng tới nhận thức hợp lí nhất về những vấn đề, phương diện cùng quan tâm.

Nhận xét về sự chuẩn bị, cách trình bày của người nói.

Với những vấn đề, phương diện còn có cách hiểu, cách lí giải khác nhau, cần ghi nhớ để xin ý kiến gợi ý, giải đáp từ chuyên gia.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 4: Nói và nghe Trình bày về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay