Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 6: Mộ, Nguyên tiêu
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Mộ, Nguyên tiêu sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 6: HỒ CHÍ MINH – “VĂN HÓA PHẢI DOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI”
VĂN BẢN: MỘ (CHIỀU TỐI)
VĂN BẢN: NGUYÊN TIÊU (RẰM THÁNG GIÊNG)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Tiểu sử
Xem lại phần tìm hiểu tác giả - VB 1 tác gia Hồ Chí Minh.
2. Tìm hiểu văn bản Mộ và Nguyên tiêu.
2.1. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của Mộ
+ Mộ là bài thơ số 30 nằm trong tập Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh.
+Được viết vào khoảng những tháng đầu của thời gian Người bị cầm tù lần thứ hai ở Trung Quốc (1942-1943), ở cuối chặng đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
+ Tác phẩm thể hiện cảm xúc của nhà thơ trong hoàn cảnh bị xiềng xích, giữa không gian núi rừng buổi chiều tối.
2.2. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của Nguyên tiêu
+ Bài thơ Nguyên tiêu được sáng tác trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.
+ Theo một số tư liệu, bài thơ được Hồ Chí Minh ứng tác sau một cuộc họp bàn về chiến dịch, giữ khung cảnh núi rừng, tác phẩm được nhà thơ Xuân Thủy dịch ứng khẩu ngay tại thời điểm đó. Giữa bản dịch phổ biên ssua này và bản dịch lần đầu có khác nhau đôi chút.
II. Khám phá văn bản
1. Lưu ý khi đọc 2 tác phẩm
a. Bài Mộ
- Câu 3 và 4 có sử dụng một thủ pháp đối mà HS chưa quen: “đối vòng” hay “liên miên đối” (những từ ngữ ở cuối câu trên được lặp lại ở đầu câu sau). Thủ pháp đối đã tạo được hiệu quả đặc biệt trong việc miêu tả vòng xoay của động tác xay ngô cũng như sự dịch chuyển thời gian đều đặn (đến khi ngô xay xong, lò lửa đã bừng cháy).
+ Trong một số lần tập Ngục trung nhật kí được xuất bản có in kèm chữ Hán, chữ hồng trong nguyên văn (có nghĩa là đốt, thắp, làm cho cháy rực) bị in nhầm thành chữ hồng (có nghĩa là màu hồng), một tính từ chỉ màu sắc, điều đó dẫn đến một số bình luận, phân tích chưa chuẩn xác về ý thơ mà tác giả muốn biểu đạt.
b. Bài Nguyên tiêu
+ Một số từ ngữ - hình ảnh trong bài thơ (yên ba thâm xứ, nguyệt mãn thuyền) có mối liên hệ với các hình ảnh trong thơ cổ, hiện tượng này xuất hiện phổ biến trong lịch sử văn học. Có thể coi đó là hình thức vay mượn, chịu ảnh hưởng.... sử dụng thi văn liệu. Tron nhiều trường hợp thi văn liệu có thể là một điển cố.
2. Hình ảnh thơ
(-) Trạm dừng chân 1
- Đặc điểm chung giữ hình tượng không gian và thời gian trong hai bài thơ:
+ Đều tuân theo sự vận động khách quan: Bài Mộ từ chiều tối (chim về tổ) đến đêm và kết thúc với hình ảnh lò lửa. Bài Nguyên tiêu: từ tối (rằm tháng Giêng) đến đêm khuya mà người chiến sĩ vẫn bàn việc quân.
- Điểm khác nhau:
+ Thời gian tâm trạng của bài Mộ vận động khác với thời gian tự nhiên: từ bóng tối (xóm núi sơn cước) ra ánh sáng (lò lửa).Thời gian tâm trạng của bài Nguyên tiêu vận động theo chiều của thời gian tự nhiên (vầng trăng hướng về con thuyền đang có người bàn việc quân).
+ Hình tượng thơ: Bài Mộ xuất phát từ không gian thiên nhiên (cánh chim, chòm mây) đến cảnh sinh hoạt của con người (thiếu nữ xay ngô). Bài Nguyên tiêu xuất phát từ thiên nhiên (trăng rằm, sông nước) đến cảnh hài hòa giữa thiên nhiên và con người (khói sóng vắng lặng có người bàn việc quân, thuyền về chở đầy ngập ánh trăng tràn sức xuân).
(-) Trạm dừng chân 2
- Hình ảnh con người hiện lên qua 2 bài thơ:
+ Bài Mộ:
* hình ảnh con người chân thực, cụ thể (thiếu nữ xóm núi chăm chỉ xay ngô).
* tâm trạng của nhân vật trữ tình: mặc dù bị cầm tù, trên đường đi áp giải nhưng không kêu ca, than vãn mà tâm hồn vẫn hướng về cuộc sống đang diễn ra với tình cảm ấm áp, gần gũi. Qua đó, cho thấy, nhân vật trữ tình là người đầy bản lĩnh và có một tâm hồn nghệ sĩ.
+ Bài Nguyên tiêu
* Hình ảnh con người: chiến sĩ bàn bạc việc quân, lo cho đất nước, hòa quyện với thiên nhiên.
* Tâm trạng của nhân vật trữ tình: giao hòa, đồng cảm với thiên nhiên, luôn khao khát độc lập dân tộc.
3. Cấu tứ thơ
4. Thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ thơ, cách sử dụng từ ngữ
(1) Bút pháp hội họa được thể hiện trong hai bài thơ
- Trong bài Mộ: Đối lập giữa cái hữu hạn và vô hạn (cánh chím đơn lẻ - khung cảnh trời chiều, chòm mây cô đơn – không gian rộng lớn); thủ pháp “điểm nhãn”; tô đậm hình ảnh thiếu nữa và lò than cháy rực trong khung cảnh chiều tối miền sơn cước…..
-Trong bài Nguyên tiêu: Bút pháp tạo hình miêu tả bức tranh (mùa xuân được nhìn từ cận cảnh đến viễn cảnh, nhiều tầng bậc); thủ pháp “hư- thực” (khói sóng hư ảo – con thuyền trăng chở người bàn việc quân).
(2) Những từ ngữ chưa dịch sát văn bản gốc.
- Trong bài Mộ:
+ “Cô vân” nghĩa là mây cô đơn, lẻ loi nên bản dịch là “chòm mây” chưa chuyển tải được hết ý thơ và cũng chưa thể hiện được hết tâm trạng của nhà thơ.
+ Cụm từ “yên ba thâm xứ” nghĩa là nơi có khói sóng vắng lặng, heo hút nhưng từ “giữa dòng” mới gợi được địa điểm, chưa thể hiện được không khí vắng lặng này và làm giảm đi sắc thái của câu thơ trong nguyên văn.
+ Cụm từ “nguyệt mãn thuyền” nhấn mạnh ánh trăng đầy ăm ắp. tràn xuống thuyền đang có người bàn việc quân; còn bản dịch thơ “trăng ngân” lại chưa lột tả được nghĩa này.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Mộ
+ Khắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với hoạt động của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần dần buông xuống.
+ Tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi đang bị tù đày, gông cùm xiềng xích nhưng tâm hồn của con người ấy vẫn hoàn toàn tự do ta thấy ngời sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ - nghệ sĩ Hồ Chính Minh. Đó là một tình yêu thiên nhiên, tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ và ý chí sắt đá trong suy nghĩ của người chiến sĩ.
- Nguyên tiêu:
+ Miêu tả đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc. Qua đó, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
2. Nghệ thuật
- Mộ:
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển cùng với bút pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian đã khiến cho người đọc hình dung cả khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người chỉ bằng vài nét vẽ.
+ Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả tâm hồn của con người ấy.
- Nguyên tiêu
+ Thể thơ tứ tuyệt.
+ Hình ảnh thơ đẹp đẽ, bay bổng, vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, hiện đại.