Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 6: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 6: HỒ CHÍ MINH – “VĂN HÓA PHẢI DOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI” 

VĂN BẢN: NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

Xem lại phần tìm hiểu tác giả - VB 1 tác gia Hồ Chí Minh.

2. Tìm hiểu văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

2.1. Hoàn cảnh ra đời truyện ngắn

+ Năm 1925, ở Việt Nam phong trao yêu nước chống thực dân Pháp có những hoạt động sôi nổi. Phan Bội Châu, một chí sĩ yêu nước bị chính quyền thực dân Pháo bắt cóc ngày 30/6/1925 tại Thượng Hải (Trung Quốc) rồi giải về Việt Nam để kết án tử hình. 

+ Sự kiện này đã làm dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu phát triển trong cả nước Việt Nam, gây sức ép lớn cho chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. 

- Va-ren từng là đảng viên Đảng Xã hội Pháp nhưng bị cho là đã phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân để lep lên những chức vụ cao. Khi Toàn quyền Méc-lanh bị nhà yêu nước Phạm Hồng Thái giết hụt ở Sa Diện, Quảng Đông (Trung Quốc) Chính phủ Pháp cử Va-ren đảm nhiệm chức vụ toàn quyền Đông Dương nhằm xoa dịu tình hình.

+ Lúc này Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa đang tích cực tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân trên các diễn đàn công khai, ngay tại Pa-ris. 

+ Ra đời 4/1922 báo Người cùng khổ ra hằng tháng mỗi số in hàng nghìn bản, là “diễn đàn của nhân dân các nước thuộc địa” đăng tải những bài viết tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân và kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết đấu tranh. Là một trong những người sáng lập, kiêm chủ nhiệm và chủ bút, Nguyễn Ái Quốc đã đăng khoảng 400 bài trên tờ báo tiếng Pháp này.

+ Trước những sự kiện quan trọng của phong trào các mạng Việt Nam khi ấy, Nguyễn Ái Quốc đã kể một câu chuyện đậm chất trào lộng, “bằng đôi cánh của trí tưởng tượng”, để góp tiếng nói từ thủ đô nước Pháp ủng hộ phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu ở Việt Nam.

  1. Bố cục

- Có thể chia thành 5 phần như sau:

+ Phần 1: Từ đầu cho đến “giam trong tù”: Mở đầu.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “vẫn nằm tù”: Trò lố 1.

+ Phần 3: Tiếp theo cho đến “vẫn nằm trong tù”: Trò lố 2.

+ Phần 4: Tiếp theo đến “hiểu Phan Bội Châu”: Toàn quyền Va-ren và Phan Bội Châu.

+ Phần 5: Còn lại: Lời kể của nhân chứng.

II. Khám phá văn bản

1. Chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm

a. Mối tương phản giữa nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu

- Nhân vật Va-ren: Toàn quyền Đông Dương, đảng viên Đảng Xã hội Pháp. Hành vi của hắn là hứa sẽ “chăm sóc vụ Phan Bội Châu”, đến tuần du Sài Gòn, dự yến, nhận tưởng lệ, sau đó vào xà lim giơ tay phải ra bắt tay Phan Bội Châu, tay trái nâng gông đang xiết chặt người tù.

- Nhân vật Phan Bội Châu: Một chí sĩ yêu nước, đang ở tù. Ông chỉ im lặng. Thái độ dửng dưng, khinh bỉ với kẻ thù.

b. Cảm hứng trào lộng

- Cảm hứng trào lộng thể hiện ở các phương diện:

+ Nhan đề: “những trò lố” chỉ sự việc không phù hợp với lẽ thường, đáng chế nhạo. Tác giả muốn hạ bệ, chế nhạp một sự kiện chính trị.

+ Tình huống: Cuộc gặp gỡ giữa hai lực lượng đối địch với nhau một chí sĩ cách mạng yêu nước và một kẻ đi xâm lược đất nước.

+ Xây dựng nhân vật: Chân dung hí họa về quan Toàn quyền Đông Dương.

+ Ngôn ngữ, giọng điệu: châm biếm, mỉa mai.

2. Quan điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh và những giá trị lịch sử văn hóa thể hiện trong tác phẩm

(-) Trạm dừng chân 

- Câu chuyện đã vạch trần sự giả dối ngụy biện của chế độ thực dân, ủng hộ phong trào đòi thả Phan Bội Châu; thể hiện quan điểm đấu tranh cách mạng là tất yếu để giành lại độc lập, tự do và tiêu diệt những kẻ huênh hoang, hợm hĩnh, đàn áp bóc lột nhân dân. Qua đó, tác giả ca ngợi sự dũng cả, khẳng khái, bình tĩnh của Phan Bội Châu trước Va-ren và chế nhạo sự ngạo nghễ, lố bịch, ngụy biện của kẻ thù.

III. Tổng kết

1. Nội dung

+ Đả kích tên toàn quyền Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Qua đó ca ngợi nhân cách cao quý của nhà yêu nước Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

 2. Nghệ thuật

+ Truyện sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản để khắc họa nhân vật, tưởng tượng, hư cấu phong phú, lời văn sắc sảo, hóm hỉnh, kết truyện hiện đại.

+ Thủ pháp nỏi mỉa, đối lập, chơi chữ, nhại, trùng điệp....

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 6: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay