Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 8: Tranh biện về một vấn đề đời sống
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Tranh biện về một vấn đề đời sống sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 8: DỮ LIỆU TRONG VĂN BẢN THÔNG TIN
NÓI VÀ NGHE: TRANH BIỆN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG
1. Yêu cầu cần đạt
+ Nêu rõ quan điểm tán thành hay phản đối về vấn đề tranh luận.
+ Đưa ra đực lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của nhóm mình đồng thời phản bác quan điểm của nhóm đối lập.
+ Thể hiện được sự tương tác tích cực trong quá trình tranh biện, biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.
+ Có cử chỉ, điệu bộ và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp biết sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để tăng thêm tính thuyết phục.
1. Chuẩn bị nói
a. Lựa chọn đề tài
- Để có thể trở thành đề tài của một cuộc tranh biện, vấn đề đưa ra cần tạo được các luồng ý kiến trái ngược và tương đối cân bằng với nhau.
- Ngoài ra, vấn đề tranh biện cần có phạm vi phù hợp, không quá rộng hay quá hẹp, có tính thời sự, thiết thục với đời sống, đáp ứng được sự quan tâm chờ đợi của người tham gia để cuộc tranh biện trở nên có ý nghĩa.
b. Lập đội tham gia tranh biện
- Một cuộc tranh biện thường có sự tham gia của hai đội thể hiện quan điểm trái ngược nhau.
- Mỗi đội có thể có 2-3 thành viên ngoài ra cần có người điều hành và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn.
- Mỗi người có thể tham gia vào đội tranh biện bảo vệ cho quan điểm mà mình tán thành hoặc vào đội tranh biện bảo vệ cho quan điểm mà thực ra mình muốn phản đối.
c. Nghiên cứu vấn đề đã chọn và chuẩn bị ý kiến tranh luận
Để chuẩn bị nội dung cho cuộc tranh biện, người tham gia cần chú ý:
+ Tìm hiểu kĩ về vấn đề tranh biện, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ để nhận ra khả năng có những quan điểm khác biệt, đối lập.
+ Dự kiến những lí lẽ có thể bị phản bác để suy nghĩ cách bảo vệ.
+ Phân biệt ba loại lập luận để chuẩn bị và vận dụng hiệu quả trong quá trình tranh biện: Lập luận để chứng minh quan điểm của đội mình là đúng đắn; lập luận để chứng minh quan điểm phía đối lập là sai trái. Lập luận để bảo vệ quan điểm của đội mình trước ý kiến phản biện của đối phương.
2. Trình bày bài nói
- Đảm bảo cấu trúc bài nói gồm có 3 phần: mở đầu, triển khai và kết luận.
- Chú ý phân bố thời gian cho từng phần trong đó việc trình bày kết quả đạt được cần phải được ưu tiên.
3. Trao đổi bài nói
STT | Nội dung đánh giá | Kết quả | |
Đạt | Chưa đạt | ||
1 | Vấn đề tranh biện thực sự có ý nghĩa | ||
2 | Cuộc tranh biện đã đề cập đầy đủ các phương diện của vấn đề | ||
3 | Có lí lẽ, bằng chứng thuyết phục người nghe. | ||
4 | Có sự chuẩn bị tốt và tự tin khi tranh biện | ||
5 | Có sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm khi tranh biện | ||
6 | Có cử chỉ, điệu bộ thể hiện sự tương tác với phía đối lập và cử tọa. | ||
7 | Có ngữ điệu (âm lượng, tốc độ...) linh hoạt, phù hợp. | ||
8 | Sử dụng phương tiện hỗ trợ như sơ đồ tư duy, hình ảnh, video clip, một cách hiệu quả | ||
9 | Tuân thủ quy tắc và thời gian tranh biện |
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 8: Nói và nghe Tranh biện về một vấn đề đời sống