Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 9: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT

I. Lý thuyết

1. Thế nào là giữ gìn và phát triển Tiếng Việt?

- Khái niệm: Ngôn ngữ được hình thành do quy ước. Quy ước trong ngôn ngữ dần dần trở thành những quy định nghiêm ngăt được coi là chuẩn ở các phương diện cơ bản như: ngữ âm, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp... Tuân thủ những quy định ấy trong khi nói và viết góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ. Ngược lại, việc vi phạm những quy định ấy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp, làm tổn hại sự chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ.

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt còn được thể hiện qua việc sử dụng tiếng Việt phù hợp với ngữ cảnh, chẳng hạn không dùng cách nói thân mật, suồng sã trong ngữ cảnh đòi hỏi cách nói lịch sự trang trọng.

- Những quy định tạo nên chuẩn ngôn ngữ không phải bất biến. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không có nghĩa là chỉ giữ gìn những gì đã có mà còn cần sự sáng tạo, bổ sung những yếu tố mới, cách nói mới miễn là cái mới phù hợp với quy định chung, nhằm giúp tiếng Việt có khả năng biểu đạt càng ngày càng phong phú. Sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực từ vựng. Co những cách thức cơ bản, phổ biến sau để phát triển vốn từ của Tiếng Việt:

+ Cấu tạo những từ ngữ mới trên cơ sở những yếu tố sẵn có.

+ Vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác.

+ ngoài ra còn thêm nghĩa mới cho những từ ngữ đã có cũng là phương thức phát triển khả năng biểu đạt của vốn từ.

II. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK trang 114)

- Những yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt:

+ Tuân thủ các quy đinh được coi là chuẩn ở các phương diện cơ bản như: ngữ âm, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

+ Sử dụng tiếng Việt phù hợp với ngữ cảnh.

+ Sáng tạo, bổ sung những yếu tố mới, cách nói mới miễn là cái mới phù hợp với quy định chung, nhằm giúp tiếng Việt có khả năng biểu đạt ngày càng phong phú.

+ Vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác.

+ Học hỏi kinh nghiệm của các nhà văn, nhà thơ để viết, nói không chỉ đúng mà còn hay và hấp dẫn.

Bài tập 2 (SGK trang 114)

a. Mắc lỗi viết sai từ theo chuẩn tiếng Việt: “rồi” viết thành “rùi”; “lắm” viết thành “lém”.

b. Mắc lỗi lạm dụng từ vay mượn từ tiếng Anh: “comment”.

c. Lỗi viết câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt: từ “do” đứng ở đầu câu không phù hợp, làm cho câu không có chủ ngữ.

Bài tập 3 (SGK trang 114)

a. 

- Từ “say” 1: trạng thái ngất, choáng váng do tác động của thuốc.

- Từ “say” 2 : trạng thái không tỉnh táo, choáng váng do tác động của trầu.

- Từ “say” 3: trạng thái bị cuốn hút bởi đối phương, không để ý đến những điều xung quanh.

Nghĩa có trước là nghĩa 1,2 nghĩa có sau là nghĩa 3.

b.

- Từ “chữa cháy” 1: dập lửa trong đám cháy để ngăn hỏa hoạn.

- Từ “chữa cháy: 2: giải quyết việc cấp bách, tạm thời để đối phó, chưa giải quyết được vấn đề một cách triệt để.

Nghĩa có trước là nghĩa 1 và nghĩa có sau là nghĩa 2.

Bài tập 4 (SGK trang 115)

Cách dùng từ rất riêng của Xuân Diệu:

+ Từ “nhiều” trong câu: “Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều” theo trật tự thông thường phải là “Ta muốn thây nhiều trong một cái hôn”.

+ Từ “thâu trong một cái hôn”: kết hợp từ bất thường.

+ Các cum từ kết hợp hoạt động, trạng thái không như bình thường: chếnh choáng mùi thơm, đã đầy ánh sáng, no nê thanh sắc, cắn vào ngươi.

+ Từ “và” xuất hiên liên tiếp trước các từ: “nước”, “cây” và cụm từ “cỏ rạng”.

Bài tập 5 (SGK trang 115)

HS có thể tự do đưa ra quan điểm của mình. Gợi ý cách diễn đạt được coi là “Tây” ở chỗ:

+ Cách kết hợp từ lạ: chếnh choáng mùi thơm, đã đầy ánh sáng, no nê thanh sắc, cắn vào ngươi...

+ Cách sử dụng từ “và” liên tiếp, tuy không cần thiết nhưng là phép lặp liên từ khá phổ biến trogn văn chương phương Tây.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 9: Thực hành tiếng Việt Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay