Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 9: Vội vàng
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Vội vàng sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI
VĂN BẢN: VỘI VÀNG
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Tên: Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
- Năm sinh: 916 - 1985.
- Quê quán: Tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới, có những cách tân táo bạo về mặt nghệ thuật và một giọng thơ sôi nổi, đắm say, tràn đầy tình yêu cuộc sống.
- Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
b. Tác phẩm chính
- Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960), Tôi giàu đôi mắt (1970)...
- Các tập văn xuôi như Phấn thông vàng (1939), tiểu luận phê bình nghiên cứu văn học Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, hai tập (1981, 1982)....
2. Tác phẩm Vội vàng
- Vội vàng được coi là một tuyên ngôn của Xuân Diệu về cuộc sống.
- Tác phẩm được in trong tập Thơ thơ, tập thơ đầu tay của Xuân Diệu và cũng là tập thơ thuộc loại tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới.
II. Khám phá văn bản
1. Chủ đề, tư tưởng của bài thơ Vội vàng
* Trạm 1:
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Vội vàng là rất nhanh, gấp gáp, vội vã.
+ Điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn từ ý thức về thời gian ngắn ngủi của kiếp người và ý thức bám đời. Đặc biệt tuổi trẻ chỉ như “một gang tay” nên cần sống hết mình trong từng phút giây, phải chớp lấy từng khoảnh khắc và phải chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã Xuân Diệu và thế hệ trẻ sống hết mình. Nhan đề này cũng gián tiếp phê phán thái độ lãng quên, trốn tránh thực tại của một bộ phận người không biết trân trọng cuộc sống.
* Trạm 2:
- Bức tranh thiên nhiên được thể hiện:
+ Trong đoạn thơ thứ hai, bức tranh thiên nhiên hiện lên sống động, giàu sức sống, ngập tràn màu sắc, âm thanh, ánh sáng, tình tứ và gần gũi qua các hình ảnh như: cỏ xanh, hoa đồng nội thơm ngát hương, lá non phất phơ trên cành cây, ong bướm nối đuôi nhau đi ngắm hoa mùa xuân, những chàng yến anh ca khúc nhạc xuân đầy say mê. Đó là một thiên nhiên tươi đẹp, hoàn mĩ.
+ Qua đó, em nhận ra cái nhìn thế giới của tác giả: nhìn từ lăng kính của tuổi trẻ, tình yêu nên bức tranh tràn đầy niềm vui, sự háo hức, rộn ràng.
* Trạm 3:
- Nhân vật trữ tình xưng “tôi”, có sự biến đổi tâm trạng vô cùng phức tạp, lúc thì đắm say, cuồng nhiệt, khi lại lắng đọng, da diết:
+ Trong đoạn thứ nhất, nhân vật trữ tình hiện lên với một tâm hồn khát khao níu giữ vẻ đẹp của tạo hóa. Nhân vật “tôi” cảm thấy lo lắng, sợ hãi những gì đẹp đẽ trên thế gian sẽ lụi tàn và biến mất.
+ Trong đoạn thứ hai, “tôi” lại bộc lộ cảm xúc đầy mâu thuẫn. “Tôi” vừa sung sướng, vừa đắm chìm vào cảnh sắc thiên nhiên rạo rực nhưng cũng lo lắng, tiếc nuối, vội vàng trước sự trôi chảy của thời gian và cái hữu hạn của sinh mệnh khi đứng trước cải vô hạn của vũ trụ nên “bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.
+ Trong đoạn còn lại, nhân vật “tôi” thể hiện tâm trạng cuống quýt, gấp gáp qua giọng điệu vội vã, thúc giục với các từ ngữ, hình ảnh, câu thơ: Mau đi thôi, Ta muốn ôm, Ta muốn thâu, Ta muốn say....
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người say đắm với cuộc sống và luôn mếm yêu cuộc đời. Nhân vật “tôi” muốn nắm lấy từng giây phút để có thể trải nghiệm trọn vẹn những nét đắm say của cuộc sống bằng toàn bộ giác quan của bản thân. Nhưng đồng thời, nhân vật trữ tình cũng bộ lộc một tâm trạng lo lắng, tiếc nuối, thậm chí tuyệt vọng khi thấy mình quá nhỏ bé trong vũ trụ bao la.
* Trạm 4:
- Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm:
+ Chủ đề là vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn biểu đạt, là tư tưởng quán xuyến trong tác phẩm. Chủ đề thể hiện sự tìm tòi, phát hiện về cuộc sống và chiều sâu tư tưởng, cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong các yếu tố chính tạo nên tầm vóc của tác phẩm, chủ đề có một vị trí đặc biệt quan trọng.
+ Tư tưởng là sự nhận thức, lí giải của nhà văn về đời sống, được bộc lộ qua cách lựa chọn đề tài, tổ chức hình tượng sử dụng ngôn từ trong tác phẩm... Tư tưởng được biểu hiện qua hai bình diện: sự lí giải chủ đề và cảm hứng. Sự lí giải chủ đề là lập trường, quan điểm mà dựa trên đó nhà văn cắt nghĩa các tình huống, sự kiện, nhân vật... Cảm hứng là cảm xúc mãnh liệt, được dồn nén cao độ, thúc đẩy hành động sáng tạo của nhà văn. Nếu sự lí giải chủ đề làm nên chiều sâu tư tưởng của tác phẩm, thì cảm hứng khơi gợi sự dồng cảm. Tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc.
2. Cảm hứng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc
- Bài thơ thể hiện quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tình yêu và tuổi trẻ: Thời gian quý giá nhất của loài người là tuổi trẻ. Tình yêu là sự kết tinh tất cả những gì quý giá đẹp đẽ nhất của nhân gian. Chính vì thế, con người cần phải sống gấp, sống vội vàng để nắm bắt lấy điều đẹp nhất của cuộc sống, tình yêu và tuổi trẻ.
- HS có thể đồng tình hoặc không đồng ý cần đưa ra nguyên nhân gắn kết với văn bản.
III. Tổng kết
1. Nội dung
+ Bài thơ là lời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quít để hưởng thụ hết những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Bởi tuổi trẻ của mỗi người chỉ đến một lần duy nhất và thời gian thì không đứng yên để đợi một ai cả. Nó sẽ trôi đi và người ta sẽ mất nó vĩnh viễn.
+ Đồng thời, bài thơ đã thế hiện lòng ham sống mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu rất hiện đại cùng với một quan niệm sống mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc.
+ Cái tôi trong thơ Xuân Diệu là cái tôi tiêu biểu của thời đại thơ Mới, cũng là dấu mốc cho sự thắng thế hoàn toàn của thơ Mới trên thi đàn lúc bấy giờ.
2. Nghệ thuật
+ Cách liên tưởng, so sánh mới lạ với những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi cảm, gợi hình: Tháng Giêng ngon, Mùi tháng năm,...
+ Thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để người thi sĩ có thể cảm nhận mùa xuân, cái đẹp của thiên nhiên đất trời bằng tất cả các giác quan. Đó chính là cách sống hết mình, tận hưởng hết mình, giao hòa với thiên nhiên của Xuân Diệu.
+ Một loạt những hình ảnh nhân hóa, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc và các động từ mạnh đã tạo ra nhịp điệu cuống quít, hối hả, rộn rã khiến cho bài thơ mang âm hưởng như một lời hiệu triệu, một sự giục giã của Xuân Diệu với những con người trẻ.
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 9: Vội vàng (Xuân Diệu)