Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Đọc 2: Nhớ đồng

Giáo án Bài 1 Đọc 2: Nhớ đồng sách Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Đọc 2: Nhớ đồng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…./….

Ngày dạy:…/…./……

TIẾT: VĂN BẢN 2: NHỚ ĐỒNG

  1. Mục tiêu
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được vao trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, biết chọn lọc và lưu trữ các thông tin, tài liệu, có tinh thần tự học, yêu thích, chủ động và tích cực trong học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, biết chủ động nêu ý kiến, đề xuất khi được giao nhiệm vụ.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thương con người, yêu thiên nhiên.
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh trong bài học Nhớ đồng.
  3. Nội dung: GV yêu cầu học sinh trả lời: Em hãy chia sẻ về vùng đất hoặc con người đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh trả lời: Em hãy chia sẻ về vùng đất hoặc con người đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và trả lời câu hỏi

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở:

Em đã từng đi những đâu nơi nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc: Sơn La, Vịnh Hạ Long, về quê nội, quê ngoại…..những nơi đó gắn với em những kỉ niệm gì?

- GV dẫn dắt vào bài học: Thiên nhiên và tình yêu quê hương, đất nước luôn là những đề tài muôn thuở trong thơ ca.  Bài học Nhớ đồng ngày hôm nay sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ và sâu sắc hơn tiếng lòng da diết với đời, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do.    

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số thông tin về thể loại đặc điểm thơ bảy chữ trong văn bản Nhớ Đồng.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại trong bài Nhớ đồng.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc – hiểu văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành bốn nhóm, các nhóm thực hiện các yêu cầu của GV nêu ra.

- Gv yêu cầu học sinh dựa vào tri thức nền và thông tin trong SGK trả lời những câu hỏi sau:

·      Em hãy trình bày một số thông tin về tác Tố Hữu?

·      Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

·      Xác định bố cục của bài thơ và nội dung từng phần?

·      Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?

- GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bài thơ Nhớ đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc bài trước, gặp khó khăn trong việc tổng hợp các thông tin về văn bản.

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

- HS báo cáo các nội dung

+ Tác giả

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Bố cục bài thơ

+ Mạch cảm xúc

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

 

I. Đọc – hiểu văn bản

1) Tác giả

- Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Phong cách nghệ thuật: Nội dung thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và những chiến công. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.

- Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999.

2) Tác phẩm

a) Xuất xứ: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.

b) Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7/1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Nhà thơ đề “Tặng Vịnh”, tức Nguyễn Vịnh, tên thật là đại tướng Nguyễn Chí Thanh, bạn hoạt động cách mạng của ông và cùng bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.

c) Thể thơ: Thơ bảy chữ

d) Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

e) Bố cục: Bố cục hai phần

- Phần 1 – bảy khổ thơ đầu: Cảm xúc bâng khuâng nhớ những cảnh sắc thân quen, bình dị nhưng đượm buồn của quê hương.

- Phần còn lại: Cảm xúc bâng khuâng nhớ những gương mặt thân quen, nhớ chính bản thân với niềm vui khi tìm được lí tưởng sống và niềm khao khát tự do.

f) Mạch cảm xúc: Sự vận động của mạch cảm xúc: từ cảm xúc thương nhớ một không gian tự do, sống động với những cảnh sắc thân thuộc, bình dị đến cảm xúc bâng khuâng nhớ những gương mặt thân quen, trong đó có hình ảnh của thân và niềm khát khao tự do cháy bỏng.

3. Đọc văn bản

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Nhớ đồng.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nhớ đồng.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu liên quan đến văn bản Nhớ đồng và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành năm nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu về nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù?

·      Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ âm thanh nào?

·      Em có nhận xét gì về không gian và thời gian trong hai khổ đầu?

·      Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai khổ đầu và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?

·      Hình ảnh đồng quê được hiện lên qua những chi tiết nào?

·      Con người lao động được hiện lên qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về những con người lao động?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nỗi nhớ của người tù cộng sản với những gương mặt thân quen

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv yêu cầu chia lớp thành ba nhóm thực hiện: Tìm hiểu về nỗi nhớ của những người tù cộng sản với những gương mặt thân quen?

·      Trong nỗi nhớ của mình, nhà thơ nhớ điều gì nhất? Vì sao?

·      Trong tù, nhà thơ nhớ đến khoảng thời gian nào trong quá khứ?

·      Cảnh ngộ của nhà thơ lúc này ra sao? Em hãy nhận xét tâm trạng của nhà thơ trong hoàn cảnh đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 3: Kết luận theo đặc trưng thể loại

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau: Em hãy rút ra đặc trưng thể loại của của bài Nhớ đồng thông qua một số yếu tố (cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp, hình thức thơ…)?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và gợi mở: Có thể sử dụng các dạng bảng, sơ đồ,… để thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

II. Khám phá văn bản

1. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò

- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò

- Không gian đồng vắng, thời gian trưa vắng à Hiu quạnh của không gian đồng vắng, của thời gian trưa vắng, hiu quạnh, cô đơn trong không gian bốn bức tường phòng giam, cách biệt với thế giới bên ngoài

à Nỗi nhớ thương được gợi lên từ tiếng hò, nhà thơ thương nhớ đồng quê: từ cảnh sắc đến hình ảnh người dân.

- Tiếng hò được lặp lại nhiều lần. Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trưa à Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.

- Câu thơ mở đầu và cũng là ý thơ được lặp lại bốn lần: Gì sâu bằng…Tác dụng khẳng định nỗi nhớ da diết mãnh liệt.

- Khổ thơ thứ 2: Điệp  từ “đâu” kết hợp với cấu trúc nghi vấn à Nỗi day dứt tìm kiếm sự bình yên nơi quê hương trong sự ngậm ngùi:

à Sự lặp lại tạo thành giọng điệu da diết, sâu lắng, mãnh liệt. Giữa bốn bức tường của nhà giam, âm thanh của tiếng hò là chất xúc tác, gợi mở bao hình ảnh thân thương của quê hương dội về từ ký ức.

- Đồng quê hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi sông, xóm lành và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen…Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường

- Con người lao động: Những người dân quê cần cù, chất phác, quen “dãi gió dầm mưa”, “hiền như đất”, “rất thật thà”. Người nông dân với luống cày vất vả, gian nan, lưng còng theo năm tháng. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời, phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

à Tất cả đều đơn sơ gần gũi, quen thuộc, đượm buồn.

2. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với những gương mặt thân quen.

- Hình ảnh người mẹ: già nua đơn chiếc

à Nỗi nhớ thương càng siết chặt thêm, tác giả như chìm đắm, say trong những cơn nhớ nhung không dứt “Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ..nỗi nhớ da diết khôn nguôi, từng lời như đang than thở vì sự bất khả kháng với hoàn cảnh của chính mình, không thể thoát ra để giải tỏa nỗi lòng.

- Nhớ đến cảnh ngộ của bản thân:

+ Khi chưa được tiếp cận với ánh sáng của Đảng, của cách mạng: Anh nhớ lại hình ảnh của chính mình của “những ngày xưa”, từ cái thời “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, “theo mãi vòng quanh quẩn” bế tắc, chưa tìm được hướng đi

+ Khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. “Rồi một…ngát trời”

à Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi tâm hồn nhẹ nhàng thảnh thơi, hạnh phúc, tràn ngập hương sắc, bay bổng, dạt dào cảm hứng, thấy yêu đời, trẻ trung hơn…

 

 

 

 

3. Kết luận theo đặc trưng thể loại

Rút ra đặc trưng thể loại thơ bảy chữ bài Nhớ đồng qua một số yếu tố:

- Cảm hứng chủ đạo: niềm nhớ thương da diết, mãnh liệt, niềm khao khát tự do của một thanh niên trẻ tuổi trong những tháng ngày bị giam cầm, tách biệt với thế giới bên ngoài, thông qua điệp từ, điệp ngữ thể hiện trực tiếp nỗi nhớ (đâu, gì sâu, ôi,..); hình ảnh quê hương, con người hiện lên trong tâm trí; bố cục bài chia làm hai phần, mở đầu và kết thúc mỗi phần bằng khổ thơ gồm hai dòng thơ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò; giọng thơ tha thiết.

- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương da diết cảnh vật quê hương, con người, niềm khao khát tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim đang căng đầy nhựa sống và tràn trề nhiệt huyết.

- Thông điệp: Tác giả muốn gửi gắm qua bài này cần trân trọng và theo đuổi sự tự do, sống có lí tưởng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

(THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG)

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN WORD BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

GIÁO ÁN WORD BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Đọc 1: Nam quốc sơn hà
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Đọc 2: Qua Đèo Ngang
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Đọc 3: Lòng yêu nước của nhân dân ta
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Đọc 4: Chạy giặc
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Viết: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 6: Ôn tập

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

Chat hỗ trợ
Chat ngay