Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn) sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Đọc

- Cách đọc: HS có thể áp dụng những kĩ năng đọc sau:

+ Đọc quét: đọc kĩ một vài chỗ trong một đoạn/ phần VB để tìm lại những cụm từ, thông tin quan trọng.

+ Đọc lướt: đọc nhanh qua một số đoạn/ trang để nắm bắt thông tin chính của VB.

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Cảnh Toàn (1926 – 2017) quê ở Nghệ An, là một Giáo sư toán học Việt Nam.

Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài[1] và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ông là một trong những nhà Toán học Việt Nam đầu tiên có luận văn được nghiên cứu trong nước và bảo vệ ở nước ngoài. 

b. Tác phẩm

Tác phẩm Mục đích của việc học in trong Học và dạy cách học, Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Mục đích của việc học

Luận điểm

Lí lẽ, bằng chứng

Nhận xét

Học để hiểu

- Là đi sâu nắm bắt bản chất; khai thác, phân tích; tư duy.

- Là cách học khoa học, tự nghiên cứu, tạo cho mình năng lực tự học.

- Mối quan hệ giữa học và hiểu.

- Hệ thống luận điểm mạch lạc, rõ ràng và được liên kết chặt chẽ với nhau.

- Các lí lẽ và dẫn chứng được trình bày theo kết cấu khá giống nhau ở mỗi luận điểm tạo sự logic, nhất quán.

- Bằng chứng đưa ra thuyết phục, xác đáng, tạo được niềm tin cho người đọc.

Học để làm

- Các quan điểm của Hồ Chí Minh, Kant, Piaget…

- Cần có năng lực xử lí tình huống mới.

- Mối quan hệ giữa học và làm.

Học để hợp tác, cùng chung sống

- Cần hiểu bản thân và người khác.

- Mối quan hệ giữa học và hợp tác.

Học để làm người

- Khám phá ra bản thân, vượt qua chính mình.

- Kết quả: tạo ra con người tự chủ, sáng tạo…

- Tác giả sắp xếp các luận điểm theo thứ tự từ cơ bản đến phức tạp, từ căn bản, gốc rễ đến khó hơn. 

- Không nên thay đổi thứ tự đó vì phải bắt đầu tuần tự từ bước cơ bản nhất mới tạo ra một con người có đầy đủ các năng lực đáp ứng xu thế thời đại.

2. Bối cảnh và thông điệp trong văn bản Mục đích của việc học

- Bối cảnh được nói tới ở phần 1: xu thế toàn cầu hóa kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển sang xã hội thông tin, xã hội học tập. => Vấn đề nghị luận là việc học suốt đời có ý nghĩa then chốt để bước vào thế kỉ XXI.

- Qua văn bản “Mục đích của việc học”, tác giả muốn khẳng định học phải có mục đích, phải hướng tới những giá trị cốt lõi.

=> Ý nghĩa: trong bối cảnh toàn cầu hóa, mọi thứ diễn ra với tốc độ rất nhanh, có quá  nhiều thông tin và kiến thức, đòi hỏi chúng ta phải chọn lọc, học cho hiệu quả và hướng tới những mục đích chính đáng để phát triển bản thân.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Văn bản Mục đích của học đã nhấn mạnh trong tâm mục đích của việc học: học để hiểu, học để làm, học để hợp tác cùng chung sống, học để làm người. Qua đó, giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của việc học, việc học là diễn ra suốt đời.

2. Nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, thuyết phục.

- Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dấn dắt tự nhiên.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay