Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 7: Chiều xuân

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Chiều xuân sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO 

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: CHIỀU XUÂN

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: tốc độ đọc chậm rãi, trôi chảy, không bỏ từ, thêm từ, đọc diễn cảm (ngữ điệu, ngắt nhịp, tốc độ, nhấn giọng…) để thể hiện được cảm xúc của nhân vật trữ tình.

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi 

Câu trả lời 

của tôi

Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

Nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp?

Gián tiếp.

Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ?

Nhân hóa, liệt kê, điệp vần, 

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Anh Thơ (1921 – 2005) quê ở Bắc Giang.

Anh Thơ sáng tác từ sớm, năm 17 tuổi với tập Bức tranh quê bà được nhận giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn. 

- Sau đó bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác. Giữa lúc phong trào “Thơ mới” đang diễn ra sôi nổi, Anh Thơ đã tìm đến thơ như một con đường giải thoát và tự khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội đương thời.

b. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích từ tập thơ Bức tranh quê (1941).

II. Đọc hiểu văn bản

1. Bố cục, cảm hứng chủ đạo và mạch cảm xúc của bài thơ Chiều xuân

a. Bố cục

Bài thơ gồm ba khổ thơ:

- Khổ 1: Cảnh chiều xuân nơi bến đò ngày mưa.

- Khổ 2: Cảnh chiều xuân ở ngoài đê ngày mưa.

- Khổ 3: Cảnh chiều xuân trong đồng lúa ngày mưa.

b. Cảm hứng chủ đạo

- Cảm hứng chủ đạo: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp tĩnh lặng, trong trẻo, yên bình, giản dị nhưng vẫn tràn đầy sức sống của cảnh chiều xuân nơi thôn dã và tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

- Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự không gian

2. Hình ảnh đặc sắc và biện pháp tu từ trong bài thơ Chiều xuân

a. Biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ

Biểu hiện trong văn bản

Tác dụng

Nhân hóa

+ “đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi”.

+ “quán tranh đứng im lìm”.

+ …

Tạo cách diễn đạt sôi động, phác họa nên khung cảnh yên bình, vắng lặng của làng quê Bắc Bộ. 

Liệt kê

Mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím,... 

Là những hình ảnh đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ, bức tranh đẹp nhưng đượm buồn. 

Cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò, sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả. 

Bức tranh đổi từ gam màu buồn sang màu sôi động, từ tĩnh sang động, làm vơi nỗi cô đơn của bến vắng. 

Cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua. 

Diễn tả nhịp sống khoan thai nơi đồng quê. 

b. Bức tranh mùa xuân

- Bức tranh chiều xuân tuy thoáng buồn và vắng lặng nhưng vẫn ấm áp và tràn đầy sức sống. Cảnh chiều xuân đó mang những nét đặc trưng cho mùa xuân ở miền Bắc nước ta.

(HS nêu được hình ảnh thơ hoặc chi tiết mà mình thích nhất, lí giải vẻ đẹp hoặc tác dụng của hình ảnh hay chi tiết đó trong việc góp phần tạo nên bức tranh chiều xuân và thể hiện tình cảm của tác giả).

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.

- Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

b. Nghệ thuật

- Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.

- Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7: Chiều xuân (Anh Thơ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay