Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 9: Đình công và nổi dậy
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Đình công và nổi dậy sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 9: BI KỊCH VÀ TRUYỆN
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: ĐÌNH CÔNG VÀ NỔI DẬY
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
- Cách đọc: tốc độ đọc chậm rãi, trôi chảy, không bỏ từ, thêm từ, thể hiện được cảm xúc của nhân vật trong vở kịch.
- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:
Câu hỏi | Câu trả lời của tôi |
Hình dung bối cảnh câu chuyện qua phần chỉ dẫn sân khấu. | Bối cảnh câu chuyện: thời gian là vào giữa trưa, địa điểm cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung. |
Thái độ của ông chủ mỏ như thế nào? | Thái độ của ông chủ mỏ vừa rối bời, lo lắng. |
Những chi tiết nào cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng? | Chi tiết cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng: ông Chung lại bàn giấy kéo ra khẩu súng lục, dân công đã bỏ cái nhà kho và kéo lại đằng ông Chung và bà Ba. |
Vì sao thợ mỏ đình công? | Thợ mỏ đình công là do ông Chung phát gạo kém, gạo xấu, cá mắm thối…, cai đánh đập. |
Phần chỉ dẫn sân khấu cho biết điều gì? | Phần chỉ dẫn sân khấu cho thấy ông Chung đã bị bắn. |
Kết thúc có gì bất ngờ? | Kết thúc bất ngờ vì ông Chung chết, bà Ba bị cả Bích đẩy ngã để cướp chìa khoá những cũng không lấy được gì vì người dân đã ùa vào. |
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
- Cách đọc: tốc độ đọc chậm rãi, trôi chảy, không bỏ từ, thêm từ, thể hiện được cảm xúc của nhân vật trong vở kịch.
- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:
Câu hỏi | Câu trả lời của tôi |
Hình dung bối cảnh câu chuyện qua phần chỉ dẫn sân khấu. | Bối cảnh câu chuyện: thời gian là vào giữa trưa, địa điểm cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung. |
Thái độ của ông chủ mỏ như thế nào? | Thái độ của ông chủ mỏ vừa rối bời, lo lắng. |
Những chi tiết nào cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng? | Chi tiết cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng: ông Chung lại bàn giấy kéo ra khẩu súng lục, dân công đã bỏ cái nhà kho và kéo lại đằng ông Chung và bà Ba. |
Vì sao thợ mỏ đình công? | Thợ mỏ đình công là do ông Chung phát gạo kém, gạo xấu, cá mắm thối…, cai đánh đập. |
Phần chỉ dẫn sân khấu cho biết điều gì? | Phần chỉ dẫn sân khấu cho thấy ông Chung đã bị bắn. |
Kết thúc có gì bất ngờ? | Kết thúc bất ngờ vì ông Chung chết, bà Ba bị cả Bích đẩy ngã để cướp chìa khoá những cũng không lấy được gì vì người dân đã ùa vào. |
II. Đọc hiểu văn bản
1. Sự kiện, tuyến nhân vật và bối cảnh của vở kịch
a. Sự kiện và tuyến nhân vật
- Văn bản kể về sự kiện gia đình ông chủ mỏ Trần Thiết Chung do hám lời đã ra sức bóc lột công nhân lao động dẫn tới kết cục bi thảm: Công nhân đình công, nổi dậy chống lại.
- Nhân vật trong đoạn trích gồm hai tuyến chính:
+ Tuyến một gồm ông chủ mỏ Trần Thiết Chung, vợ ba (bà Ba), loong toong (người giúp việc), Cả Bích (con trai cả của Trần Thiết Chung).
+ Tuyến hai là những người nổi dậy (công nhân mỏ làm thuê cho Trần Thiết Chung).
- Nhân vật tiêu biểu cho tuyến một là Trần Thiết Chung, đại diện cho tuyến hai là đám đông.
b. Bối cảnh
- Để biết bối cảnh và tình hình căng thẳng của câu chuyện, cần chú ý:
+ Các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong văn bản); ví dụ: Bỗng có tiếng nói léo xéo, tiếng giày chạy thình thịch lên cầu thang. rồi cửa phía buồng kế toán mở bung ra. Người loong toong mặt cắt không ra một hột máu, hớt hơ hớt hải chạy vào, nhìn về phía bàn giấy không có ai, liền chạy thẳng đến cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung.
+ Lời thoại của nhân vật; ví dụ, chi tiết ông Chung gọi điện cho đồn lính Tây như: “Tôi đây... tôi là ông Chung, chủ mỏ Tiêu Giao đây... Vâng... cu li ở mỏ tôi nó nổi loạn... Nó đương kéo nhau phá nhà kho... Vâng... nguy cấp vô cùng, quan đi vắng thì ông cứ cho ngay ông quản đem ngay lính lại dẹp bọn cu li giúp tôi... Vâng... nếu chờ quan thì chậm quá... có thể nguy đến tính mệnh chúng tôi mất... Vâng, ông giúp chúng tôi, không bao giờ chúng tôi dám quên ơn... Vâng... hai chục người mới được... A lô! A lô! A lô!”.
2. Nhân vật và cách xây dựng diễn biến xung đột kịch
a. Nhân vật ông chủ mỏ Trần Thiết Chung
- Thái độ của nhân vật trong kịch đều thông qua hành động và ngôn ngữ (lời thoại). Nhân vật Trần Thiết Chung hiện lên trong đoạn trích là một ông chủ mỏ luôn bình tĩnh, cứng rắn. Điều đó được thể hiện qua các lời thoại và hành động như:
- Lời thoại:
+ Nói với bà Ba: “Lính ở đồn đến bây giờ, không sợ.”, “Ô hay, sợ cái gì... Mình cứ để tôi ra xem chúng nó nói gì... Có súng đây, sợ gì…”.
+ Hoặc đối thoại với những người nổi loạn: “Nếu ai không nghe lời, còn đứng lắng vảng ở ngoài đường, lính ở đồn xuống ngay bây giờ, tôi sẽ hạ lệnh bắn về tội phiến loạn...”.
- Hành động: gọi điện cho đồn lính khố xanh, ra lệnh chặn cửa, giằng tay bà đi ra chỗ cửa sổ, để khẩu súng lục một bên, chống hai tay thẳng ra, ghé đầu ra ngoài nhìn xuống,...
b. Xung đột
- Diễn biến xung đột trong đoạn trích được xây dựng theo hướng ngày càng căng thẳng, bất ngờ.
+ Ban đầu: Sau khi được loong toong báo có nổi loạn, bên ngoài xa xa có tiếng hò reo, lúc rõ, lúc không rõ, tuỳ theo gió thổi, Trân Thiết Chung gọi điện thoại nhờ đồn Tây giúp.
+ Trong khi ông nói tê-lê-phôn, tiếng ồn ào càng ngày càng to hơn, bà Ba nhìn ông rồi lại nhìn ra cửa.
+ “Bà Ba (Đương nhìn qua cửa sổ bỗng kêu rú lên) - Mình ơi, nó kéo đổ cột dây thép... mình gọi mau lên, đồ rồi!”.
+ Ông Chung sai loong toong chặn cửa: “Này, này! Anh kéo thêm bàn ghế mà chận thêm vào nữa, nghe không! Mau lên!... Mau lên!”.
+ Ông nói rồi lại bàn giấy, kéo ngăn kéo, lấy ra một khẩu súng lục và giơ ra.
+ Khi quân nổi loạn đốt nhà kho: “Bà Ba (Bỗng kêu to lên) - Mình ơi! Khói! Khói ở đằng nhà kho... Thôi chết rồi, chúng nó đốt nhà kho, mình ơi!”.
+ Trần Thiết Chung buộc phải ra cửa sổ đối thoại với những người nổi dậy, đã bị thương và chết.
+ Kết thúc bất ngờ: Cả Bích nhảy vào bóp cổ bà Ba và mở két tủ, những người nổi dậy phá tung cửa xông vào.
3. Tổng kết
a. Nội dung
- Qua văn bản ta thấy tác giả ngầm phê phán lối sống đam mê vật chất, chạy theo đồng tiền; phê phán quan niệm bảo thủ, quá coi khinh đồng tiền. Đồng thời, tác giả cũng muốn mọi người hãy có cách nhìn nhận và hành xử đối với đồng tiền một cách hợp lí, để vừa giữ được nhân cách, vừa không rơi vào cảnh sống đói khổ, cùng cực.
b. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu tính triết lí, giúp làm nổi bật tư tưởng của tác giả.
- Ngôn ngữ có tính cá thể hóa, thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật.
- Ngôn ngữ đối thoại căng thẳng, kịch tính, góp phần tạo xung đột, làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 9: Đình công và nổi dậy (Trích kịch Kim tiền – Vi Huyền Đắc)