Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 9: Người thứ bảy

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Người thứ bảy sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 9: BI KỊCH VÀ TRUYỆN

VĂN BẢN 2: NGƯỜI THỨ BẢY

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: tốc độ đọc chậm rãi, trôi chảy, không bỏ từ, thêm từ, đọc diễn cảm để thể hiện được cảm xúc của nhân vật.

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi

Câu trả lời 

của tôi

Nhân vật K có điểm gì đặc biệt?

K mắc chứng khó đọc nhưng lại có năng khiếu trong lĩnh vực hội họa.

Con sóng được miêu tả thế nào?

Con sóng dâng lên cao, chạm đến chân nhân vật “tôi” và rồi rút dần, cứ thế cuộn sâu và biến mất.

Điều gì khiến nhân vật “tôi” “không hiểu nổi”?

Điều khiến nhân vật “tôi” “không hiểu nổi” là K không nghe đươc cái tiếng gầm rú làm rung cả mặt đất như vậy.

Hình dung K trong lòng con sóng dữ.

K vô cùng hoảng sợ và bàng hoàng trước con sóng, con sóng khổng lồ còn K quá nhỏ bé chỉ như hạt cát trong lòng con sóng. Khi cậu nhận ra thì con sóng đã ở quá gần mình.

Hình dung tâm trạng của nhân vật “tôi”.

Bàng hoàng, ngơ ngác, không biết điều gì xảy ra, không biết mình phải làm gì.

Vì sao đây lại là câu chuyện khó tin đối với vài người?

Vì linh hồn K hiện về khi đã bị cơn sóng nuốt chửng.

Nhân vật “tôi” ân hận về điều gì?

Vì đã sợ hãi, bỏ K lại một mình và chạy trốn. Ân hận hơn khi cha mẹ K và mọi người không trách mình.

Vì sao nhân vật “tôi” phải chuyển nơi ở?

Vì bị ám ảnh bởi hình bóng của K ở bãi biển này.

Điều gì đã thay đổi trong con người nhân vật “tôi”?

Nhân vật “tôi” đã không còn mơ thấy ác mộng, bản thân đã được cứu rỗi.

Tìm hiểu ý nghĩa những lời cuối của “người thứ bảy”.

Thứ đáng sợ nhất mà chúng ta thấy là ta luôn đầu hàng với nỗi sợ.

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Mu-ra-ka-mi Ha-ru-kisinh năm 1949 tại cố đô Kyoto và trưởng thành tại Kobe.

- Chất riêng của văn chương của nhà văn: sự giao hòa phong vị Á Đông (Nhật Bản) và phong cách nghệ thuật phương Tây (Âu - Mĩ). Chính chất riêng này giúp các tác phẩm có sức hấp dẫn phổ quát, đồng điệu với không chỉ độc giả Nhật Bản mà còn ở nhiều nước trên thế giới. 

 Tác phẩm của ông đề cập đến những vấn đề mang tính thời đại khi xã hội Nhật Bản có sự va chạm với văn hóa phương Tây, nhưng ẩn sâu trong đó vẫn hiện diện cảm thức thẩm mĩ riêng biệt của mĩ học Nhật Bản.

- Trong số các tác phẩm nổi bật nhất của ông, phải kể đến tiểu thuyết Rừng Na Uy (1987), một hiện tượng của văn học Nhật tại nhiều nước trên thế giới với hàng triệu bản được bán ra.

- Một số tác phẩm được dịch sang tiếng Việt:  Lắng nghe gió hát (1979), Cuộc săn cừu hoang (1982), Nhảy nhảy nhảy (1988), Biên niên kí chim vặn dây cót (1994), Kafka bên bờ biển (2002), 1Q84 (2009)… 

b. Tác phẩm

-  VB Người thứ bảy trích trong truyện ngắn cùng tên thuộc tập truyện ngắn Bóng ma ở Le-xinh-tơn, NXB Đà Nẵng, 2007.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Tóm tắt truyện và xác định nhân vật chính, nội dung của từng phần trong VB Người thứ bảy

a. Tóm tắt

- VB Người thứ bảy kể về câu chuyện của nhân vật “tôi”, người này đã thuật lại trải nghiệm thời thơ ấu đầy đau thương liên quan đến cơn bão và cái chết bi thảm của người bạn K. Bị ám ảnh bởi cảm giác tội lỗi và sợ hãi khi là người sống sót, “tôi” đã tự cô lập mình trong nhiều năm. Cuối cùng, anh đã đối mặt với vết thương tâm lí đó, nhận ra rằng đối mặt với nỗi sợ hãi là điều cần thiết để chữ lành và tiếp tục sống tốt hơn.

- Nhân vật chính của truyện Người thứ bảy là nhân vật “tôi” cũng là người kể chuyện của văn bản này.

b. Nội dung chính của mỗi phần trong VB

- Phần (1) kể lại cơn bão lịch sử và kết cục đau thương.

- Phần (2) miêu tả bi kịch trong tâm hồn nhân vật “tôi”.

- Phần (3) nêu lên bi kịch của nhân vật được giải thoát.

2. Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”

Thời điểm

Tâm trạng nhân vật “tôi”

Trước cái chết của K

Trước khi xảy ra kết cục bi thảm do con sóng gây ra (cuốn phăng và nuốt chửng người bạn thân của mình), nhân vật “tôi” và K là một đôi bạn thân thiết: “…tôi thích ở bên cạnh K vì cậu ấy có một trái tim rất ấm áp và chân thành”.

Sau cái chết của K

- Tâm lí của nhân vật “tôi” thay đổi hoàn toàn sau khi xảy ra cái chết của K: 

+ Đầu tiên là sự bất ngờ đến hoang đường, khi con sóng thứ hai sắp ập đến cuốn “tôi” đi theo K thì “tôi” thấy: “Bên trong con sóng là K, cậu nhìn thắng vào tôi và cười.”, “Đó không phải là nụ cười bình thường, mà là một nụ cười to, ngoác tận mang tai. Đôi mắt lạnh lẽo của cậu nhìn thắng vào tôi.”. 

+ Tiếp theo, toàn bộ phần (2) tái hiện tâm trạng do cú sốc tâm lí làm cuộc sống của “tôi” thay đổi hoàn toàn: “Tôi nghỉ học nhiều tuần, không ăn uống được gì, chỉ nằm trên giường và nhìn trần nhà. K luôn ở đó, bên trong con sóng, nhìn tôi và cười, tay giơ lên vẫy gọi. Tôi không thể xóa hình ảnh tang thương ấy ra khỏi tâm trí mình. Và khi tôi ngủ, hình ảnh ấy lại hiện lên...”. 

+ Sự ám ảnh giày vò khiến “tôi” phải chuyển đến một nơi khác và sau đó “tránh xa quê nhà mình gần như bốn mươi năm” không dám trở lại bãi biển quê nhà, “tôi không bao giờ đến hồ bơi nữa. Tôi cũng không đến những nơi có ao hồ hay sông suối. Tôi tránh xa mọi tàu thuyền và không đi máy bay để ra nước ngoài.”, luôn thấy “bàn tay lạnh lẽo của K, hình ảnh đen tối khi ấy không bao giờ rời khỏi tâm trí tôi”.

Nhận xét về tính cách nhân vật tôi: từ sự chuyển biến tâm trí trên, có thể thấy nhân vật “tôi” là người có cuộc sống nội tâm rất phong phú, đa cảm, luôn biết tự kiểm điểm, ăn năn, đau khổ trước lỗi lầm của mình…; một người trân trọng tình bạn, nặng tình, nặng nghĩa…

3. Hình ảnh đặc sắc trong VB và thông điệp tác giả gửi gắm

a. Hình ảnh con sóng dữ dội và nụ cười của nhân vật K

- Hình ảnh con sóng dữ dội và nụ cười của nhân vật K được nhắc lại nhiều lần diễn tả nỗi ám ảnh, sự dằn vặt trong tâm hồn nhân vật “tôi” về con sóng dữ và về cái chết của K.

b. Thông điệp

- Truyện Người thứ bảy gửi gắm nhiều thông điệp và cũng có nhiều cách diễn đạt khác nhau về thông điệp ấy. Tuy nhiên, có thể thấy, thông điệp chính tập trung ở phần cuối truyện, điều mà nhân vật “tôi” nói với mọi người: Trong cuộc đời mỗi con người luôn có những nỗi sợ; cách tốt nhất là phải đối mặt với nỗi sợ, đừng đầu hàng trước nó. “Thứ đáng sợ nhất mà chúng ta làm khi ấy lại là quay lưng về phía nỗi sợ và nhắm mắt lại. Khi đó, chúng ta sẽ giữ lại thứ gì quý nhất đối với bản thân, giấu nó vào trong tim mình và đầu hàng trước một thứ khác.”. 

- Sở đĩ coi đây là thông điệp chính vì toàn bộ câu chuyện đã tập trung thể hiện tư tưởng này. Nhân vật “tôi” chỉ vì sợ hãi trước con sóng lớn khủng khiếp mà đã không xả thân vì K: “Tôi tự nói với bản thân hãy chạy lại chỗ K, kéo cậu ấy đi ra khỏi chỗ đó. Đó là việc duy nhất cần phải làm. Tôi biết con sóng đang tới, còn K thì không. Khi tôi nhận thức được hành động của bản thân, tôi đã chạy sang một con đường khác - chạy lên bờ đê, một mình. Thứ khiến tôi hành động như vậy, tôi chắc chắn, đó là nỗi sợ, nỗi sợ đã khiến giọng nói tôi tắt nghẹn và khiến chân tôi chạy đi thật xa.”. 

- Khi nhận ra được điều đó, nhân vật “tôi” đã thay đổi trước con sóng thứ hai: “Nó lao về phía tôi, xóa sạch sự hiện diện của bầu trời. Nhưng lần này tôi không chạy trốn. Tôi đứng đó, chân lún vào cát, để con sóng nhào đến mình.”. Nhưng khi ấy thì đã muộn, K đã bị con sóng đầu nuốt chửng, để lại cho nhân vật “tôi” sự ám ảnh mấy chục năm liền.

4. Tổng kết

a. Nội dung

- Câu chuyện Người thứ bảy mà nhân vật chính tự thuật lại về một tai nạn, một sự cố đau lòng để tái hiện sự tự vấn lương tâm, sự ân hận, ăn năn, nỗi đau khổ, dằn vặt về lỗi lầm trong tâm hồn của mình.

b. Nghệ thuật

- Lời kể chậm rãi như những lời tự thú, như một cuốn phim quay chậm; diễn tả sâu sắc tính chất bi kịch diễn ra trong tâm hồn nhân vật.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 9: Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi Ha-ru-ki)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay