Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 9: Sống, hay không sống?

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Sống, hay không sống? sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 9: BI KỊCH VÀ TRUYỆN

VĂN BẢN 1: SỐNG HAY KHÔNG SỐNG

I. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Bi kịch và truyện gồm các văn bản thuộc thể loại bi kịch và truyện. Văn học, bằng cách thể hiện những tình thế gay gắt, những sự việc bi thảm,... đã khơi dậy nỗi xúc động thống thiết, đem đến những trải nghiệm căng thẳng và lo âu sâu sắc cho người đọc, qua đó, hướng người đọc đến những tình cảm nhân văn cao cả, thôi thúc hành động tích cực...

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB thực hành đọc hiểu:

Tên văn bản

Thể loại

Sống, hay không sống?

Bi kịch

Người thứ bảy

Truyện

Đình công và nổi dậy

Bi kịch

II. Kiến thức ngữ văn

1. Khái niệm

- Bi kịch thuộc thể loại kịch, viết về những câu chuyện buồn bã, đau đớn với những tình huống căng thẳng và kết thúc bi thảm; đánh thức niềm thương cảm, xót xa trong tâm hồn người đọc.

2. Đặc điểm

a. Xung đột kịch

- Có hai kiểu xung đột chính trong bi kịch:

+ Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với hoàn cảnh thực tế.

+ Xung đột nằm trong chính nhân vật. Đó là cuộc đấu tranh giằng xé giữa vẻ đẹp khát vọng, những giá trị tích cực của nhân vật với phần bóng tối trong nội tâm nhân vật.

b. Nhân vật bi kịch

- Là nhân vật anh hùng hoặc xuất thân từ cung đình (vua chúa, hoàng tử, công nương, tướng lĩnh,...).

- Người có những phẩm chất, năng lực vượt trội, có khát vọng lớn,... nhưng phải đối đầu với thực tế không thể hoá giải hoặc sai lầm của chính bản thân nên dẫn đến kết cục thất bại hay cái chết bi thảm.

c. Cốt truyện

- Thường mượn từ các truyện huyền thoại hoặc lịch sử. Sự kiện, biến cố thường diễn ra gay cấn, bất ngờ, xoay quanh những mâu thuẫn không thể giải quyết dẫn đến xung đột và kết cục bi thảm (tai hoạ hay cái chết).

- “Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người.”.

d. Lời thoại 

- Lời thoại trong bi kịch là lời của các nhân vật thể hiện suy nghĩ, tình cảm của nhân vật.

III. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc, HS cần chú ý ngữ điệu phù hợp với cảm xúc của nhân vật (tha thiết, giằng xé, khổ đau…).

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi

Câu trả lời 

của tôi

Nhà vua có tin Ham-lét điên không?

Nhà vua không tin là Ham-lét điên.

Mục đích của nhà văn là gì?

Muốn xác nhận Ham-lét có bị mất trí hay không.

Đoạn độc thoại của Ham-lét đã diễn tả được điều gì?

Diễn tả được sự bất công trong xã hội.

Thái độ của Ô-phê-li-a và Ham-lét khác nhau như thế nào?

Thái độ của Ô-phê-li-a thể hiện sự ngoan ngoãn, luôn lắng nghe và tuân theo lời vua, đồng thời bộc lộ tình cảm với Hăm-lét. Ngược lại, Hăm-lét lại tỏ ra lạnh lùng, dửng dưng trước tình cảm của Ô-phê-li-a; anh luôn cảnh giác để không rơi vào cạm bẫy do Clô-đi-út giăng ra.

Nhà vua định làm gì Ham-lét?

Đưa Ham-lét quay trở về Anh.

Câu kết cho thấy thái độ nào của nhà vua?

Sự nham hiểm, thủ đoạn của nhà vua.

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616) là nhà viết kịch kiệt xuất ở Anh thời đại Phục hưng. 

- Sáng tác của ông thấm đẫm tình yêu và lòng tin đối với con người. Đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông là nội dung đa dạng, tư tưởng lớn lao, hình tượng sắc nét, ngôn ngữ điêu luyện. 

- Ông được coi là “nhà pháp sư” của ngôn ngữ Anh. Sếch-xpia đã sáng tác gần 40 vở kịch thuộc nhiều thể loại, nổi bật nhất là bi kịch. 

- Các vở bi kịch nổi tiếng của ông được cả thế giới biết đến: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Ham-lét (Hamlet), Mắc-bét (Macbeth), Vua Lia (Lear), Ô-ten-lô (Othello),...

b. Tác phẩm

- Ham-lét là một trong những vở bi kịch xuất sắc và nổi tiếng nhất của Sếch-xpia.

- Văn bản Sống, hay không sống? Trích trong hồi III, cảnh I, tái hiện cảnh Ham-lét giả điên trước nhà vua và người yêu.

IV. Đọc hiểu văn bản

1. Câu chuyện chính, chỉ dẫn sân khấu và lời thoại trong đoạn trích Sống, hay không sống?

a. Nội dung chính

- Đoạn trích kể về cảnh Ham-lét giả điên trước mặt nhà vua và người yêu. 

- Trong câu chuyện xuất hiện các nhân vật: Ham-lét, vua Clô-đi-út, hoàng hậu, Ô-phê-lia, Pô-lô-ni-út, Rô-den-cran và Ghin-đôn-xtơn.

b. Chỉ dẫn sân khấu

- Một số chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích:

+ Rô-đen-cran và Ghin-đơn-xtơn vào.

+ Hoàng hậu vào.

 + Vua và Pô-lô-ni-út vào, Ham-lét ra.

+ Ham-lét vào.

+ Vua và Pô-lô-ni-út lại ra.

+ Nói với vua.

+ Nói với Ô-phê-li-a.

c. Lời thoại

- Một số đoạn độc thoại và đối thoại trong đoạn trích: 

+ Đối thoại:

Rô-den-cran - Tâu bệ hạ, thái tử cũng biết mình bị mất trí, nhưng duyên do tại đâu thì nhất định người không nói.

Ghin-đơn-xtơn – Thực ra thì thái tử cũng không để cho tìm hiểu sâu hơn. Người có đánh trống lảng bằng những cơn điên khôn khéo, mỗi khi chúng thần tìm cách gợi người tỏ bày thực trạng tâm hôn mình.

Hoàng hậu – Thái tử tiếp các khanh có tử tế không?

+ Độc thoại: 

Ham-let - Sống, hay không sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn?

d. Đoạn độc thoại của Ham-lét

- Đoạn độc thoại của Ham-lét trong văn bản Sống hay không sống  phản ánh sâu sắc sự cân nhắc thấu đáo và cẩn trọng của anh trong việc bảo vệ mạng sống của chính mình.

- Những lời độc thoại này thể hiện sự mâu thuẫn: dù bên trong Ham-lét rất tỉnh táo, nhưng anh buộc phải giả điên trước mọi người do hoàn cảnh. Hơn nữa, đoạn độc thoại này cũng chính là sự xung đột nội tâm trong Ham-lét, giữa con người mạnh mẽ, nhân văn và những yếu đuối, do dự mà anh đang trải qua.

2. Xung đột trong đoạn trích Sống, hay không sống?

a. Xung đột kịch trong VB

- Xung đột kịch hiểu theo nghĩa là “sự va chạm, đấu tranh, loại trừ các thế lực đối lập” – trong VB cũng vẫn là xung đột cơ bản, xuyên suốt từ Hồi I đến Hồi IV: xung đột giữa một bên là hoàng tử Ham-lét – người đang giả điên để âm thầm điều tra về cái chết bí ẩn của vua cha, đòi lại sự công bằng cho ông cũng như sự công bằng trong xã hội với bên kia là vua Clô-đi-út - kẻ đang dùng quyền uy và mọi cách để dò xét, đối phó, trừ khử với Hăm-lét nhằm che giấu tội ác, bảo vệ ngai vàng, quyền uy do chiếm đoạt mà có của mình. Đây là xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với hoàn cảnh thực tế. 

+ Nhân vật Ham-lét và hành động, lẽ sống cao quý của chàng là hiện thân cho cái cao cả.

+ Clô-đi-út và cái triều đình của ông ta là hiện thân cho cái thấp kém, cũng là cái thấp kém của xã hội Đan Mạch đương thời (xã hội Đan Mạch trong cái nhìn của Hăm-lét: mục ruỗng kỉ cương, băng hoại nhân phẩm, cả Đan Mạch như một “nhà tù”, “bát nháo”, “bẩn thỉu”, “phải hàng vạn người mới nhặt ra được một kẻ lương thiện”, vua Clô-đi-út và hầu hết các nhân vật trong cái triều đình mà ông ta dựng lên chính là hiện thân cho thực trạng đen tối của xã hội ấy).

- Trong VB trích (Cảnh I, Hồi III), xung đột cơ bản biểu hiện qua:

+ Xung đột giữa việc giả điên của Ham-lét nhằm che giấu các ý đồ, toan tính thực sự của chàng với những hành động đeo bám, dò xét, nghe lén,... của vua Clô-đi-út và bọn tay sai để ngăn chặn, thủ tiêu Hăm-lét.

+ Xung đột trong nội tâm nhân vật Ham-lét (sống hay không sống) việc giải quyết xung đột này là tìm được chỗ dựa tinh thần quan trọng cho nhân vật, trong hoàn cảnh Hăm-lét hoàn toàn đơn độc chống lại ơn độc chống lại Clô-đi-út và cả một triều đình và mặt trái của xã hội Đan Mạch.

b. Tác dụng của việc thể hiện những giằng xé nội tâm của Ham-lét

- Những giằng xé nội tâm của Ham-lét (liên quan đến việc lựa chọn giữa sống và chết, giữa những thái độ sống và nhân cách đối lập,...), như đã nói, là xung đột trong nội tâm Hăm-lét. Đó là một phần không thể thiếu của xung đột kịch trong tác phẩm (Ham-lét) cũng như trong VB.

- Những giằng xé nội tâm ấy một mặt cho thấy Ham-lét đang khủng hoảng về tinh thần hay đang băn khoăn, do dự; mặt khác, cũng cho thấy một nhân vật đang gắng gỏi vượt qua chính mình và rốt cuộc, Ham-lét đã không chấp nhận lối sống “cam chịu”, “ốm yếu”, “hèn mạt”.... trái lại đang hướng đến tinh thần can đảm “cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, biến những “dự kiến lớn lao, cao quý” thành “hành động”.

3. Nhân vật trong đoạn trích Sống, hay không sống?

Tuyến 

nhân vật

Nhân vật

Nhận xét

Chính diện

Ham-lét

Là con người có ý chí và khát vọng mạnh mẽ, luôn trăn trở, dằn vặt về ý nghĩa cuộc sống. Trong lòng chàng luôn xảy ra sự đấu tranh gay gắt: “Sống, hay không sống? Sống thế nào cho cao quý?”. Và chàng đã tìm được câu trả lời: cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền.

Phản diện

Nhà vua

Nhà vua Clô-đi-út, chú ruột của Ham-lét, kẻ đã giết chết anh ruột (cha Ham-lét) để kế vị, cũng là kẻ cuối cùng bị Ham-lét kết liễu trong cuộc đấu kiếm do ông ta bày ra để hãm hại chàng.

Hoàng hậu

Là mẹ Ham-lét, người đã lấy em trai của chồng là Clô-đi-út và tiếp tục làm hoàng hậu. Bà đã trúng độc chết do uống nhầm cốc rượu mà nhà vua chuẩn bị để giết Ham-lét khi đấu kiếm.

Pô-lô-ni-út

Là một nịnh thần, cha của Ô-phê-li-a (người yêu của Ham-lét, đã bị Ham-lét đâm chết khi nghe lén cuộc trò chuyện của chàng với mẹ chàng.

4. Đặc điểm của bi kịch trong văn bản Sống hay không sống

Đề tài, 

cốt truyện

Viết về câu chuyện buồn, tâm trạng dằn vặt, đau đớn của nhân vật Ham-lét.

Nhân vật

Đoạn trích gồm những nhân vật xuất thân từ cung đình (vua, hoàng hậu, hoàng tử…). Đặc biệt, Ham-lét, nhân vật thể hiện những phẩm chất, năng lực vượt trội và có những khát vọng lớn.

Chủ đề

Nỗi băn khoăn về vấn đề “sống hay là không sống” của Ham-lét và việc giả điên của chàng.

Kiểu xung đột

+ Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với hoàn cảnh thực tế.

+ Xung đột nằm trong chính nhân vật.

5. Tổng kết

a. Nội dung

- Đoạn trích Sống, hay không sống? làm nổi bật quan niệm sống trong sạch, mạnh mẽ, sống cho cao đẹp và có ý nghĩa… cần có trong mỗi con người.

- Thông điệp người đọc nhận được từ đoạn trích là mỗi người cần phải vượt lên trên thách thức của hoàn cảnh, chọn cho mình một thái độ sống cao quý, một cách hiện hữu xứng đáng trong cuộc đời.

b. Nghệ thuật

- Sử dụng thủ pháp khắc họa tính cách nhân vật thông qua lời thoại (độc thoại, đối thoại) giàu ý nghĩa.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 9: Sống, hay không sống? (Trích kịch Ham-lét – Sếch-xpia)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay